Oct 05, 2024

Mụn nước là tình trạng da khá thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt khi mụn nước xuất hiện ở tay còn gây khó chịu và khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày. Vậy nguyên nhân là gì và có cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu nổi mụn nước ở tay là gì?

Dấu hiệu nổi mụn nước ở tayDấu hiệu nổi mụn nước ở tay

Mụn nước ở tay, hay còn gọi là chàm đầu chi, là một tình trạng da thường gặp, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các bong bóng mụn nhỏ, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm. Bên trong các nốt mụn chứa chất lỏng có thể là dịch, huyết thanh, máu, hoặc mủ. Những nốt mụn này thường gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, đặc biệt là lúc mụn bị vỡ ra. Khi mụn nước vỡ có thể để lại vết loét gây đau rát và có nguy cơ lan rộng ra các vùng da xung quanh. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể kéo dài và gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Việc giữ vệ sinh và tránh kích ứng da là rất quan trọng để ngăn ngừa mụn nước lan rộng hoặc bị nhiễm trùng.

Tại sao lại bị nổi mụn nước ở tay?

Phần lớn các yếu tố gây ra mụn nước ở tay xuất phát từ trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra dưới tác động của một số yếu tố bên ngoài.

Nguyên nhân từ cơ thể

Một số nguyên nhân xuất phát từ cơ thể có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước ở tay, bao gồm:

  • Suy giảm khả năng giải độc: Khi gan hoạt động kém hoặc mắc các bệnh lý như nóng gan, gan nhiễm mỡ,,... khả năng giải độc của gan sẽ suy yếu. Lúc này, các yếu tố kích thích bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể, tạo điều kiện cho mụn nước ở tay phát triển.
  • Thể trạng: Mức độ nổi mụn nước có thể khác nhau tùy theo cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Những người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị mụn nước phát triển nhanh hơn.
  • Bệnh lý nền: Nếu mắc các bệnh như zona thần kinh hoặc thủy đậu, bạn có thể bị nổi mụn nước không chỉ ở tay mà còn ở nhiều vùng khác trên cơ thể. Mức độ lây lan và triệu chứng mụn nước sẽ thay đổi tùy theo tiến triển bệnh và cơ địa của từng người.
  • Biến chứng từ các bệnh da liễu khác: Viêm da dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn nước ở tay. Không chỉ gây ngứa ngáy và sưng đỏ, vùng da bị viêm có thể xuất hiện các nốt mụn nước chứa dịch lỏng.

Tác nhân bên ngoài

Mụn nước ở tay thường xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, hóa chất, hoặc do tiêu thụ thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng,... trong thời gian dài. Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường như nguồn nước bị ô nhiễm hay không khí kém chất lượng cũng là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này. Việc tiếp xúc lâu dài với những yếu tố này có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ bị mụn nước hơn, đặc biệt đối với những người có cơ địa dễ dị ứng.

9 cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà nên thử

Mụn nước có thể gây nhiều khó khăn cũng như bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy nên việc áp dụng các cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà có thể giúp giảm bớt triệu chứng của tình trạng da này.

Chườm đá lạnh

Đây là phương pháp vô cùng đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà để chữa mụn nước ở tay. Bạn hãy chuẩn bị đá lạnh và bọc đá trong khăn ẩm hoặc gạc để tránh việc bị bỏng lạnh. Sau đó hãy chườm khoảng 15 phút lên vùng da trên tay bị mụn nước.

Dưa leo

Dưa leo (dưa chuột) ngoài tác dụng làm đẹp còn có tác dụng làm dịu và mát da. Bạn chỉ cần rửa sạch dưa leo, cắt thành những lát mỏng và đắp lên vùng da bị mụn nước trong 20-25 phút. Sau khi đắp hãy để khô tự nhiên và không cần rửa lại với nước.

Mật ong

Chữa mụn nước ở tay bằng mật ongChữa mụn nước ở tay tại nhà bằng mật ong

Một trong những cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà hiệu quả và dễ dàng là dùng mật ong, với khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Hãy thử bôi mật ong lên vùng da tay có mụn nước từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch.

Hồng trà

Trong hồng trà có chứa chất giúp giảm đau, viêm là caffeine và chất chống oxy hóa. Bạn có thể ướp túi hồng trà hoặc pha trà theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Khi trà nguội, thấm trà bằng bông tẩy trang và bôi lên vùng da bị mụn nước. Để khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch.

Giấm

Sử dụng giấm là một cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà mà dễ áp dụng cho nhiều người. Trong giấm có chứa Axit Acetic với công dụng giúp giảm đau, chống viêm, cũng như khiến tình trạng bỏng rát được làm dị nhanh chóng. Chỉ cần dùng khăn ẩm thấm một ít giấm và đắp lên vùng da bị mụn nước trong 10 đến15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

Nha đam

Nha đam giúp chữa mụn nước ở tay tại nhàChữa mụn nước ở tay tại nhà bằng nha đam

Nha đam là một trong những phương pháp giúp chữa tình trạng mụn nước ở tay. Trong nha đam có chứa nhiều nước và các chất dưỡng ẩm, làm giảm kích ứng da. Bạn cần gọt vỏ nha đam và nghiền thịt ở trong thành gel. Sau đó hãy vệ sinh da bằng nước muối sinh lý trước khi đắp gel nha đam lên vùng da có mụn nước.

Dầu tràm trà

Dầu tràm trà được nhiều tín đồ ưa làm đẹp ưa chuộng, cũng như nhờ có đặc tính ngăn ngừa virus và kháng khuẩn cao nên cũng “được lòng” nhiều người gặp tình trạng mụn nước. Hãy thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên vùng da bị mụn nước trên tay để kháng viêm và giữ cho làn da mềm mại.

Bột yến mạch

Bột yến mạch chữa nổi mụn nướcChữa mụn nước ở tay tại nhà bằng bột yến mạch

Bột yến mạch có thể hỗ trợ da bị mụn nước, nhưng hãy cân nhắc hoặc không sử dụng nếu da của bạn dễ kích ứng hoặc nhạy cảm. Trộn bột yến mạch xay nhuyễn với nước ấm thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa lên vùng da bị mụn nước. Rửa sạch lại với nước sau khi để 20 đến 30 phút.

Kem bôi trị mụn nước

Bạn có thể sử dụng kem có thành phần như Acyclovir, Sachol,... để chữa mụn nước tại nhà. Chỉ cần làm sạch da trước để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, rồi thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị mụn nước.

Cách phòng ngừa tình trạng nổi mụn nước ở tay

Mụn nước ở tay có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày bởi việc gây cảm giác đau rát hoặc ngứa ngáy. Do đó, bạn nên chú ý đến một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự xuất hiện của mụn nước như:

  • Đeo bao tay bảo hộ: Hãy bảo vệ da tay trước việc tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm. Nếu bị dị ứng với cao su, bạn có thể sử dụng bao tay bằng nylon trước.
  • Tháo trang sức: Khi rửa tay, nên tháo nhẫn và vòng tay để tránh nước tích tụ ở vùng da dễ bị mụn nước.
  • Không để móng tay dài: Giữ móng tay ngắn giúp hạn chế việc gãi, tránh làm trầy xước và khiến vùng da bị phồng rộp.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt: Hạn chế tiếp xúc với lửa, hơi nước nóng hoặc các vật thể tỏa nhiệt nhiều (bếp điện, máy sấy ở nhiệt độ quá cao,…).
  • Bảo vệ và chăm sóc tay: Sau khi tắm, nên sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa chất bảo quản và hương liệu để da luôn mềm mịn và khỏe mạnh.

Khi nào cần tìm đến bác sĩ?

Nếu sau một tuần áp dụng các cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà và tình trạng không được cải thiện, đồng thời vùng da tay xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Sốt.
  • Mụn nước và cảm giác ngứa rát đi kèm, theo đó là tình trạng đau và sưng nặng kéo dài nhiều ngày.
  • Các triệu chứng không giảm sau vài ngày mà còn lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn.
  • Da sưng đỏ rõ rệt.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như mụn nước mưng mủ.

Nhìn chung, phần lớn các trường hợp mụn nước ở tay đều lành tính và không cần đến can thiệp y tế nếu không có dấu hiệu bội nhiễm hay những biểu hiện bất thường như đã đề cập. Bạn không nên nặn mụn nước ở tay, vì khi những vết mụn bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Thay vào đó, nên băng lại để bảo vệ vết phồng rộp, tránh gây thêm tổn thương cho da.

Khám da tại Pro SkinThăm khám và điều trị mụn nước ở tay tại Pro Skin

Để điều trị hiệu quả mụn nước ở tay, người bệnh cần được thăm khám sớm bởi bác sĩ da liễu uy tín. Phòng khám chuyên khoa da liễu Pro Skin sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu hàng đầu, giàu chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo mang lại sự an tâm cho khách hàng khi đến thăm khám và điều trị. Đừng chần chừ mà hãy tìm đến phòng khám để có thể nhanh chóng giải quyết được tình trạng da liễu khó chịu này một cách an toàn và hiệu quả nhé!

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

Yêu cầu tư vấn