Nấm da là tình trạng da bị nhiễm nấm, dù không gây nguy hiểm nhưng rất khó chịu, ngứa ngáy, và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Việc điều trị nấm da thường dễ dàng nếu đến bác sĩ thăm khám, sau đó được kiểm tra và xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân và tình trạng nấm da, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Từ sự phổ biến của những thông tin trên mạng mà rất nhiều khách hàng tự chữa bệnh nhưng không đúng cách, dẫn đến tình trạng nấm da trở nên nặngkhó chữa hơn.

Điều trị triệt để nấm da
Hiệu quả chuẩn y khoa tại Pro Skin

Để điều trị nấm da hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là xác định da có bị nhiễm nấm hay không. Bác sĩ da liễu sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị nấm da bắt đầu từ việc chỉ định xét nghiệm vùng da nghi ngờ bị nấm.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị nấm phù hợp, cũng như hướng dẫn các phòng ngừa, chăm sóc da đúng để hạn chế tối đa việc tái phát bệnh.

Hiệu quả trước và sau điều trị


Bảng giá

Hoàn toàn yên tâm khi điều trị nấm da tại Pro Skin:

  • Khám bệnh và điều trị trực tiếp 1:1 cùng bác sĩ chuyên khoa da liễu
  • Điều trị nấm da bằng dược mỹ phẩm chính hãng đạt chuẩn GPP Bộ Y Tế
  • Trải nghiệm chất lượng dịch vụ chuẩn quốc tế: Chuyên nghiệp - Hiện đại – Tận tâm

Dịch vụ Chi phí (VNĐ)
Phí khám bệnh 100.000 VND

Điều trị hiệu quả

Nấm Da

Khám và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa

Phí khám chỉ 100K - Miễn phí tái khám

Đăng ký khám ngay

Đội ngũ bác sĩ

Lê Trần Mỹ Tú

Bác sĩ Chuyên Khoa I

Là bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị và thẩm mỹ da như mụn, nám, sạm, viêm da cơ địa, vảy nến, nấm da, rụng tóc,trị sẹo, trẻ hoá da, căng da, xoá nhăn,….

Bác sĩ chuyên khoa 1 da liễu - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chứng chỉ Laser ánh sáng bệnh viện da liễu TPHCM

Chứng chỉ thủ thuật, tiểu phẩu da bệnh viện da liễu TP HCM                                                                                 


Phạm Nguyễn Trâm Anh

Bác sĩ Chuyên khoa 1

Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa da liễu - Đại học Y Dược HCM

Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa - Đại học Y Dược Huế

Chứng chỉ Ứng dụng Laser và ánh sáng trong Da liễu

Chứng chỉ Kỹ thuật trong chăm sóc da

Chứng chỉ Thủ thuật và tiểu phẫu da

Chứng chỉ Căng chỉ trong thẩm mỹ da                                                                                                     


Nguyễn Thị Nhật Ninh

Bác Sĩ Chuyên khoa 1

Nguyên BS trưởng khoa lâm sàng I - BV Da Liễu TP HCM

Nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn - BV Da Liễu Khánh Hòa.

Tốt nghiệp ĐHYK Hà Nội

Tốt nghiệp chuyên khoa sơ bộ da liễu tại ĐHYK Hà Nội

Tốt nghiệp Chuyên khoa I da liễu tại ĐHYK Huế Trên 30 năm làm công tác quản lý và điều trị các bệnh da tại Bệnh viện Da Liễu


Quy trình điều trị

Bước 1: Ghi nhận thông tin về triệu chứng, tình trạng viêm da

Bước 2: Bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị

Bước 3: Thuốc điều trị nấm da hiệu quả chính hãng chuẩn y khoa

Nấm da là một tình trạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dần trở nên nghiêm trọng, gây khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về tình trạng bệnh này, giúp nhận diện sớm được những dấu hiệu bệnh, từ đó tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân bị bệnh nấm da?

Bệnh nấm da chủ yếu do các nguyên nhân sau: môi trường ô nhiễm, giữ gìn vệ sinh kém; nhiễm nấm do tiếp xúc với vật nuôi/người bị nấm; người bị rối loạn nội tiết, suy giảm sức đề kháng, sử dụng ác loại thuốc kháng sinh kéo dài; người ra nhiều mồ hôi do cơ địa, mặc đồ chật hay bó sát; lạm dụng sử dụng xà phòng; nhiệt độ, môi trường nóng ẩm.

Triệu chứng của bệnh nấm da

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nấm da như hắc lào, lang ben và nấm kẽ phát triển.

  • Nấm hắc lào: Thường gặp ở bẹn, mông, cơ thể vào mùa hè, do nấm Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum gây ra, với triệu chứng ngứa kèm theo mụn nước li ti quanh vùng da nhiễm.
  • Nấm kẽ chân/tay: Hay gặp ở người làm việc trong môi trường ẩm ướt, với triệu chứng bợn trắng, bong vảy, gây ngứa và nổi mụn nước.
  • Nấm lang ben: Xuất hiện ở người có da dầu do nấm men Pityrosporum Ovale, với biểu hiện là các đốm trắng, hồng hoặc nâu ngứa râm ran, đặc biệt khi nóng.

Biến chứng của bệnh nấm da

Bệnh nấm da thường không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và hiếm khi nguy hiểm tính mạng, nhưng lại tác động lớn đến cuộc sống người bệnh. Bạn có thể thấy một số biến chứng như sau:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
  • Tổn thương, chảy máu, dễ bội nhiễm
  • Gây ngứa, đau và khó chịu
  • Tái phát

Đường lây truyền bệnh nấm da

Nấm da có thể lây lan theo nhiều cách. Con người có thể nhiễm nấm từ bào tử trong không khí, đất, nước hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dùng chung đồ dùng, và môi trường chung.

Đối tượng nguy cơ bị nấm da

Một số nhóm người dễ bị nấm da gồm:

  • Người mắc các bệnh da mãn tính (chàm, vảy nến).
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu (HIV/AIDS, tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch).
  • Người vệ sinh kém, không tắm thường xuyên, mặc quần áo ướt hoặc không lau khô sau khi tắm.
  • Người làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi nhiều như vận động viên, lao động nặng.
  • Người béo phì và người mang giày, quần áo không thoáng khí.
  • Người dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm nấm.

Phòng ngừa bệnh nấm da

Dưới đây là một số cách phòng ngừa nấm da:

  • Tắm sạch sẽ và mặc quần áo khô thoáng sau khi vận động, giữ cho da luôn khô ráo, thường xuyên vệ sinh và thay giày dép.
  • Giặt sạch, phơi khô quần áo, tránh mặc đồ ẩm hoặc gây bí da.
  • Sử dụng đồ bảo hộ như quần áo, găng tay, bốt, khẩu trang khi làm việc trong môi trường ẩm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị hoặc vật dụng thể thao chung, nhất là những nơi có mồ hôi của người khác (như máy tập gym).
  • Cắt móng tay, chân thường xuyên và giữ kẽ móng sạch.
  • Kiểm soát các bệnh làm suy giảm miễn dịch như tiểu đường, béo phì.

Làm sao để hết bị nấm da?

Để chữa nấm da hiệu quả, cần xác định đúng loại nấm và mức độ nhiễm. Bác sĩ sẽ khám và điều trị nấm da, từ kiểm tra vùng da hoặc chỉ định xét nghiệm nấm, sau đó lập phác đồ điều trị phù hợp. Phương pháp phổ biến là dùng thuốc đặc trị nấm như kem bôi, thuốc xịt, tiêm dạng lỏng, hoặc thuốc uống, nhằm phá hủy thành tế bào của nấm. Thuốc trị nấm da phổ biến có thể kể đến:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Thường dùng cho nhiễm trùng móng và da đầu, chứa các chất như econazole, miconazole, clotrimazole, amorolfine. Một số trường hợp kết hợp kem trị nấm và steroid để giảm viêm.
  • Dầu gội trị nấm: Chứa ketoconazole, dùng cho da đầu và bệnh lý da.
  • Thuốc đặt âm đạo trị nấm: Dạng viên đặt âm đạo, kê đơn bởi dược sĩ hoặc bác sĩ, gồm econazole, clotrimazole, fenticonazole.
  • Thuốc trị nấm miệng: Dùng gel hoặc dung dịch, chữa nấm candida ở cổ họng và miệng.
  • Thuốc tiêm trị nấm: Dành cho tình trạng nặng, gồm các thuốc như anidulafungin, amphotericin, itraconazole.

Lưu ý: thuốc kháng sinh không có tác dụng trị nấm, mà tiêu diệt vi khuẩn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây kháng thuốc và dễ bị nấm tấn công hơn.

Tốt nhất, bạn nên tìm đến phòng khám da liễu uy tín để được bác sĩ tư vấn chính xác và được điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh nấm da

Người bị nhiễm nấm cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng ở bên trong bao bì sản phẩm để tránh gặp phải các phản ứng phụ như nổi mẩn đỏ tại chỗ bôi, ngứa rát hoặc đau bụng, tiêu chảy,... đối với thuốc uống. Khi đó bạn nên ngưng sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh này.

Nấm da có lây lan không?

Nấm da có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với vật dụng hoặc thú cưng. Do đó, cần giữ cơ thể sạch sẽ, khô ráo và tránh khu vực có nhiều nấm.

Nấm da có tự khỏi không?

Nấm da hiếm khi tự khỏi. Nếu không đi khám và điều trị nấm da, bệnh có thể lan rộng, trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ lây nhiễm. Người có triệu chứng nên khám sớm để điều trị kịp thời.

Nấm da có chữa được không?

Nấm da thường chữa được bằng thuốc bôi hoặc uống, cùng vệ sinh cá nhân tốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ và chất lượng sống.

Nấm da có nguy hiểm không?

Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây mất thẩm mỹ và giảm chất lượng sống. Triệu chứng như ngứa, rát, tấy đỏ có thể rất khó chịu nếu không được khám và điều trị nấm da.

Khi nào cần gặp bác sĩ để khám và điều trị nấm da?

Nên tìm đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị nấm da ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa lây lan và giảm diện tích vùng da bệnh, đặc biệt quan trọng với người có hệ miễn dịch yếu do triệu chứng có thể phát triển nhanh và nặng hơn.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn