Mụn nội tiết tố là một tình trạng da có đến khoảng 650 triệu người trên toàn thế giới gặp phải. Mụn nội tiết phát triển do thay đổi nội tiết tố, xảy ra ở cả nam và nữ trong tuổi dậy thì và phổ biến hơn ở nam giới trong tuổi thiếu niên. Ở tuổi trưởng thành, vấn đề này phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu bạn vẫn chưa rõ về tình trạng da này, hãy đọc bài viết sau đây để có thể trả lời các câu hỏi từ “mụn nội tiết tố là gì” cho đến “có cách nào chữa trị hoặc ngăn ngừa không” nhé!
Mụn nội tiết tố là gì? Triệu chứng ra sao?
Mụn nội tiết thường phổ biến ở độ tuổi dậy thì, nhưng có thể ảnh hưởng đến người lớn ở mọi lứa tuổi và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Một số yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này bao gồm kinh nguyệt và mãn kinh. Mụn nội tiết giống như mụn trứng cá thông thường nhưng có thể gây ra các nốt và u nang sâu hơn, tồn tại trong thời gian dài. Mụn nội tiết gây ra các đốm trên cằm, quai hàm và xung quanh miệng, cũng như có thể gây nổi mụn khắp mặt và lưng.
Khi nói đến mụn nội tiết, mặc dù thông thường hormone không phải yếu tố gây ra tình trạng này ở người trưởng thành nhưng sự mất cân bằng nội tiết tố có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người lớn có bệnh lý tiềm ẩn. Trong những trường hợp khác, người lớn bị mụn nội tiết có thể không có bất kỳ vấn đề nào về hormone “có thể đo lường được”.
Ngoài thắc mắc mụn nội tiết tố là gì, bạn cần nhận biết được các triệu chứng mụn nội tiết tố, có thể bao gồm:
- Mụn đầu trắng
- Mụn đầu đen
- Mụn sẩn
- Mụn mủ
- U nang
- Nốt sần
Mụn nội tiết tố có nhiều khả năng xuất hiện trên vùng chữ T (trán và mũi) hơn các bộ phận khác trên khuôn mặt, chẳng hạn như má, vì lượng bã nhờn ở vùng này cao hơn. Tình trạng này được cho là ảnh hưởng đến 80% những người trong độ tuổi từ 11 đến 30, và đặc biệt là từ 14 đến 19 tuổi. Một số người tiếp tục bị mụn nội tiết tố sau tuổi 30. Trong thời kỳ mang thai và vào thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố lại có thể khiến mụn ảnh hưởng đến phụ nữ.
Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố
Có bốn yếu tố chính đằng sau sự hình thành các tổn thương do mụn nội tiết tố. Nội tiết tố là một trong số đó, nên khi không nhớ mụn nội tiết tố là gì, bạn chỉ cần biết đó là tình trạng mụn gây nên bởi nội tiết tố trong cơ thể.
Bốn thành phần của mụn nội tiết tố liên quan đến các nang lông trên da:
- Sản xuất hormone testosterone tăng lên ở tuổi dậy thì. Điều này khiến da nhờn vì làm tăng sản xuất bã nhờn, chất nhờn tiết ra ở chân lông để bảo vệ và bôi trơn da.
- Các nang lông bị tắc nghẽn, hình thành mụn nội tiết tố hoặc “lỗ chân lông bị tắc”.
- Mụn nội tiết tố có thể trở nên trầm trọng hơn do nhiễm vi khuẩn.
- Hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm.
Không phải tất cả mụn nội tiết tố đều là mụn viêm. Những loại mụn nội tiết tố như mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể không bị viêm, còn mụn nhọt được gọi là sẩn, mụn mủ, nốt sần và u nang - theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần -mới là mụn viêm.
Các cách điều trị mụn nội tiết tố là gì?
Có một số lựa chọn điều trị cũng như cách loại bỏ mụn do nội tiết tố, từ những phương pháp có thể tự thực hiện tại nhà cho đến các phương pháp cần điều trị bởi bác sĩ da liễu.
Điều trị tại nhà
Lựa chọn này là được nhiều người ưa chuộng và hiệu quả nhất khi điều trị các dạng mụn nội tiết tố nhẹ. Bác sĩ da liễu của bạn có thể sẽ kê đơn hoặc đưa một số thuốc đặc trị không kê đơn của một trong những loại sau:
- Retinoid
- Thuốc kháng sinh
- Benzoyl Peroxide
- Axit azelaic
- Dapsone
Bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị kết hợp bất kỳ thành phần nào ở trên để tối đa hóa hiệu quả trong việc giảm mụn nội tiết tố.
Thuốc uống
Lựa chọn điều trị thứ hai cho mụn nội tiết tố nặng hơn hoặc dai dẳng hơn là dùng thuốc uống.
- Thuốc kháng sinh: lymecycline, doxycycline, minocycline
- Hormone
- Thuốc chẹn thụ thể Androgen: cyproteron axetat, spironolacton, drospirenone, flutamide
Điều trị tự nhiên
Có một số cách tự nhiên để điều trị mụn do nội tiết tố.
- Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế sữa, đường nhân tạo, rượu, thịt đỏ và ngũ cốc chế biến quá mức (bánh mì trắng, đồ ngọt).
- Dầu cây tràm trà: dầu này có thể được bôi lên vùng bị mụn để làm khô tuyến bã nhờn và giảm viêm.
- Tẩy tế bào chết: tẩy tế bào chết cho da bằng dụng cụ chuyên dùng hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh hơn sẽ loại bỏ lớp da trên cùng và làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Bổ sung dầu cá: dầu cá chứa axit béo Omega-3 có tác dụng giảm viêm trên da và tăng cường hydrat hóa mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông hay gây mụn.
Điều trị chuyên khoa
Điều trị theo hướng chuyên khoa y tế là một lựa chọn điều trị khác được sử dụng để loại bỏ lớp da trên cùng có chứa mụn nội tiết tố, bụi bẩn, dầu và các chất ô nhiễm khác trên da:
- Mài da vi điểm
- Peel da hóa học
- Quang trị liệu
- Trị liệu bằng Laser
Liệu pháp trị mụn nội tiết tố cho phụ nữ trưởng thành
Điều trị mụn nội tiết tố ở phụ nữ trưởng thành cũng giống như điều trị cho những trường hợp khác. Các phương pháp khác sẽ là liệu pháp hormone bao gồm thuốc tránh thai vì nó có thể giúp làm sạch mụn nội tiết tố ở phụ nữ. Thuốc tránh thai dạng viên uống có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc kháng androgen. Thuốc này không nên được sử dụng đối với một số trường hợp về tình trạng sức khỏe nhất định như:
- Tiền sử ung thư vú
- Đau tim hoặc đột quỵ
- Tiền sử máu đông
- Tăng huyết áp không kiểm soát
- Chảy máu âm đạo bất thường
Ngoài những tiền sử bệnh lý nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu gặp những vấn đề như sau:
- Xuất hiện rất nhiều mụn nội tiết
- Có những vết thương nặng
- Mụn có nguy cơ để lại sẹo
- Mụn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sắc tố da
Nếu sự hiện diện của mụn nội tiết tố ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, đó là lúc bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
Có cách để ngăn ngừa mụn nội tiết tố không?
Không thể ngăn ngừa được mụn nội tiết tố do nội tiết tố một cách triệt để. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn tình trạng mụn nội tiết tố hiện tại trở nên trầm trọng hơn thông qua các yếu tố lối sống, chẳng hạn như:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Kiểm soát căng thẳng
- Tránh mặc quần áo bó sát
- Hạn chế nặn mụn
- Không chà xát da quá mạnh
Bên cạnh các lưu ý về lối sống, để loại bỏ và ngăn ngừa mụn do nội tiết tố, bạn cũng cần có thói quen chăm sóc da phù hợp. Chỉ cần nhớ 3 điều cơ bản nhất:
- Rửa mặt sạch vào buổi sáng và buổi tối.
- Không bôi quá nhiều bất kỳ sản phẩm trị mụn nào.
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày.
Mặc dù thời điểm chính xác xuất hiện mụn do nội tiết tố thay đổi tùy theo từng người, nhưng việc phòng ngừa chủ động có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Nếu tình trạng mụn của bạn vẫn tiếp tục, hãy đến bác sĩ da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để có kế hoạch điều trị phù hợp, hoặc chỉ đơn giản là để hiểu rõ mụn nội tiết tố là gì.