Mụn đầu đen là những nốt đen nhỏ li ti thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt - những vị trí dễ thấy như trán, mũi và cằm. Tuy nhiên, khi mụn đầu đen đã “trú ngụ” quá lâu, nhiều chị em thường băn khoăn rằng “mụn đầu đen có thành nốt ruồi không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra những thông tin về sự khác biệt giữa hai vấn đề này.
Xem nhanh
Nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen
Sự tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn, tế bào chết và các yếu tố từ môi trường là những nguyên nhân chính khiến mụn đầu đen xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn đầu đen.
Da dầu
Da dầu là "mảnh đất màu mỡ" cho mụn đầu đen phát triển. Các lỗ chân lông sẽ dễ bị tắc nghẽn khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, từ đó mụn đầu đen xuất hiện. Những người sở hữu làn da khô hay da hỗn hợp thường ít gặp phải tình trạng mụn đầu đen hơn so với những người có làn da dầu.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Những thói quen không tốt như không vệ sinh da mặt đúng cách, thường xuyên căng thẳng hay thiếu ngủ sẽ khiến làn da mất cân bằng, da dễ bị tắc nghẽn bởi bã nhờn từ đó sinh ra mụn đầu đen. Hơn nữa, nếu bạn có một chế độ ăn uống thiếu chất xơ nhưng lại tiêu thụ quá nhiều thức ăn dầu mỡ và đồ ngọt, mụn đầu đen sẽ “lợi dụng” những “cơ hội” này và xuất hiện nhiều hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Vào những giai đoạn mà hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, bã nhờn trên da sẽ hoạt động mạnh mẽ, lỗ chân lông thường dễ bị tắc và hình thành mụn đầu đen. Những giai đoạn đó có thể kể đến như dậy thì, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai,...
Mụn đầu đen tích tụ ở mũi
Sự khác biệt giữa mụn đầu đen và nốt ruồi
Mụn đầu đen có màu sắc và kích thước tương tự như nốt ruồi, có lẽ sẽ đánh lừa chị em vì khó phân biệt bằng mắt thường. Hãy cùng đọc qua những sự khác biệt giữa mụn đầu đen và nốt ruồi, từ đó bạn có thể đưa ra nhận định mụn đầu đen có thành nốt ruồi không.
Đặc điểm nhận dạng của mụn đầu đen và nốt ruồi
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen không có viền rõ ràng và không nhô cao so với bề mặt da. Mụn đầu đen có hình tròn, có một điểm đen nhỏ ở giữa (nơi bã nhờn bị oxy hóa) và thường có kích thước bé. Mụn đầu đen xuất hiện ở vùng chữ T, là vùng da có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động mạnh (trán, mũi, cằm).
Nốt ruồi
Nốt ruồi có thể nhô cao hoặc phẳng (tệp vào làn da), có thể thay đổi kích thước theo thời gian và hình dạng các nốt ruồi thường không đồng nhất với nhau. Nốt ruồi có thể có màu sắc đa dạng từ đen, nâu sẫm hoặc đỏ (nốt ruồi son). Nốt ruồi có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, có thể xuất hiện từ khi bạn sinh ra mà không phụ thuộc đến tuyến bã nhờn.
Phân biệt mụn đầu đen và nốt ruồi
Cảm giác khi chạm vào mụn đầu đen và nốt ruồi
Mụn đầu đen
Bạn sẽ cảm thấy không đau và không có cảm giác khó chịu khi chạm vào mụn đầu đen, bề mặt da thường khá mịn. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cảm nhận được bề mặt da có thể hơi nhô lên nhưng không có cảm giác cứng mà rất mềm (nếu mụn chưa bị viêm). Một khi mụn đầu đen có dấu hiệu sưng và bị viêm, khi chạm vào bạn sẽ cảm nhận được cảm giác cứng, vùng da có thể nóng lên và có cảm giác đau.
Nốt ruồi
Mỗi nốt ruồi khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác khác nhau. Bạn sẽ cảm nhận bề mặt da mịn màng nếu nốt ruồi phẳng. Ngược lại, nếu nốt ruồi nhô lên cao so với bề mặt da, bạn sẽ cảm nhận được sự gồ ghề khi chạm vào. Nốt ruồi bình thường sẽ không có cảm giác đau khi chạm vào. Nếu có sự thay đổi bất thường như sưng đỏ, viêm hoặc loét, có thể sẽ để lại cho bạn cảm giác khó chịu khi chạm vào.
Mụn đầu đen có thành nốt ruồi không?
Mụn đầu đen chắc chắn không thể trở thành nốt ruồi. Mụn đầu đen và nốt ruồi khác biệt nhau hoàn toàn về bản chất hình thành, mặc dù có cùng màu sắc và có thể xuất hiện trên cùng một vùng da. Mụn đầu đen hình thành khi tế bào chết và bã nhờn bịt kín lỗ chân lông, các chất này sẽ bị oxy hóa và tạo thành những đốm màu đen khi tiếp xúc với không khí. Mụn đầu đen có thể được loại bỏ dễ dàng bằng các phương pháp chăm sóc da.
Ngược lại, nốt ruồi là những chấm màu nâu sẫm hoặc đen, được tạo thành do các tế bào sắc tố melanin trong da. Nốt ruồi không phải là nguyên nhân của tắc nghẽn lỗ chân lông. Nốt ruồi có thể xuất hiện trên da ngay từ khi bạn vừa chào đời và không thay đổi theo thời gian. Nốt ruồi không thể nặn để loại bỏ mà cần các phương pháp thẩm mỹ chuyên biệt, chẳng hạn như Laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Các phương pháp điều trị mụn đầu đen hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây để giải quyết tình trạng mụn đầu đen “cứng đầu”, đồng thời loại bỏ nỗi sợ mụn đầu đen có thành nốt ruồi không.
Tẩy tế bào chết định kỳ
Làn da sẽ thông thoáng hơn và đẩy lùi được tình trạng mụn đầu đen khi bạn tẩy tế bào chết trên bề mặt da định kỳ. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm và dễ kích ứng, bạn cần lựa chọn cẩn thận sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng da của mình. Bạn chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần mỗi tuần, làn da sẽ bị hư tổn nếu bạn lạm dụng việc tẩy tế bào chết quá mức.
Sử dụng sản phẩm chứa salicylic acid (BHA)
Salicylic acid (BHA) là thành phần nổi bật với công dụng làm sạch mụn đầu đen. Salicylic acid (BHA) thường có trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, toner và serum. Bã nhờn ẩn sâu trong da sẽ được làm sạch hiệu quả nhờ khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông của BHA. BHA còn có công dụng tẩy tế bào chết nhẹ, lỗ chân lông sẽ được đẩy lùi tình trạng tắc nghẽn, mụn đầu đen sẽ dần dần biến mất và giảm khả năng tái phát.
Các sản phẩm có chứa Salicylic acid (BHA)
Sử dụng mặt nạ đất sét
Bạn có thể sử dụng mặt nạ đất sét 1-2 lần mỗi tuần để hỗ trợ hút sạch bụi bẩn, tạp chất và bã nhờn trong lỗ chân lông, mụn đầu đen sẽ giảm đi đáng kể. Mặt nạ đất sét cũng cung cấp dưỡng chất cho làn da, song song với tác dụng duy trì làn da sạch sẽ. Lưu ý, mặt nạ đất sét sẽ khô nhanh, vì thế bạn đừng để trên da quá lâu, làn da có thể gặp phải tình trạng kích ứng.
Mặt nạ đất sét trị mụn đầu đen
Thăm khám bác sĩ da liễu
Nếu bạn đã sử dụng mọi biện pháp nhưng mụn đầu đen vẫn không thuyên giảm, bạn nên cân nhắc thăm khám với bác sĩ da liễu tại cơ sở uy tín để được cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Điều trị bằng Laser hoặc sử dụng thuốc bôi đặc trị là những phương pháp mà bác sĩ sẽ đưa ra, tùy thuộc vào tình trạng mụn đầu đen hiện tại của bạn.
Kết luận
Mụn đầu đen và nốt ruồi là hai vấn đề da liễu khác biệt nhau hoàn toàn. Vì thế, "mụn đầu đen có thành nốt ruồi không?" thì câu trả lời chắc chắn là không. Mỗi vấn đề đều có nguyên nhân và cách điều trị riêng biệt, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc mụn đầu đen có thể chuyển thành nốt ruồi. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa mụn đầu đen và nốt ruồi, đồng thời xoa dịu được những nỗi lo của bạn về vấn đề mụn đầu đen có thành nốt ruồi không. Hãy luôn chăm sóc da đúng cách để duy trì làn da đẹp và khỏe mạnh nhé!
Tin liên quan
Nov 05, 2024
Mar 31, 2024
Apr 01, 2024