Mụn ngọt là vấn đề làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người, gây khó chịu khiến bạn khó tập trung làm việc. Không chỉ vậy, tùy vào mức độ sưng của mụn còn có thể gây đớn và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy tìm hiểu những cách chữa mụn nhọt sưng to an toàn và hiệu quả dưới đây nhé!
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt được biết là tình trạng da bị nhiễm trùng, chủ yếu do tụ cầu khuẩn xâm nhập. Vùng da bị tấn công sẽ trở nên sưng đỏ và dần hình thành những khối áp xe có kích thước to hơn so với các loại mụn thường gặp khác.
Nổi mụn nhọt
Ai cũng có thể bị mụn nhọt, từ trẻ nhỏ đến người lớn, và mụn sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, các khu vực như mặt, cổ, nách và mông thường có tỷ lệ xuất hiện mụn nhọt cao hơn so với những vị trí cơ thể khác.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, sống trong môi trường ô nhiễm và nghiện bia, rượu, chất kích thích cũng sẽ thường gặp tình trạng này hơn.
Các loại mụn nhọt thường gặp
Có nhiều loại mụn nhọt tương ứng với những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Điều quan trọng nhất là phải xác định rõ bạn đang gặp phải loại mụn nào, chẳng hạn như mụn viêm (mụn sần viêm, mụn bọc, mụn mủ, mụn nang) hay mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sợi bã nhờn), để từ đó có hướng điều trị sao cho phù hợp.
- Mụn sần viêm: là loại mụn sưng đỏ, đau, khó thấy được nhân nên việc lấy nhân mụn cũng không hề dễ dàng. Nếu không điều trị đúng cách, mụn nhọt có thể phát triển thành mụn bọc hoặc mụn nang.
- Mụn mủ: thường xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ giống như vết muỗi đốt, thường tập trung ở nách, lưng, vai, và đặc biệt là trên mặt. Mụn mủ là do viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên. Loại mụn này không nên nặn vì sẽ có nguy cơ lây lan và để lại sẹo.
- Mụn bọc: có kích thước lớn hơn mụn mủ, thường cứng, sưng đỏ và chứa mủ bên trong, gây đau nhức. Sau khi lành, mụn bọc sẽ thường để lại sẹo.
- Mụn đầu đen: là loại mụn phổ biến thường xuất hiện ở hai bên cánh mũi. Mụn này hình thành do tế bào chết và bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên trở thành màu đen.
- Mụn đầu trắng: thường gặp ở những người có da dầu. Lượng dầu thừa kết hợp với tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu trắng.
Triệu chứng của mụn nhọt
Bạn có thể nhận biết các triệu chứng xuất hiện mụn nhọt qua các biểu hiện và triệu chứng sau:
- Mụn nhọt sưng to: Trên bề mặt da sẽ xuất hiện các nốt sưng đỏ, gây đau và ngứa. Khi mụn nhọt bị vỡ, bên trong thường chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng. Mủ trắng thường tập trung ở trung tâm của nốt mụn, nhưng cũng có trường hợp mụn nhọt lành mà không hình thành đầu trắng. Mụn nhọt thường có kích cỡ bằng hạt đậu, nhưng trong các trường hợp nặng kích cỡ của mụn nhọt có thể to hơn rất nhiều trong vài ngày. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở mặt, cổ, nách, mông, và đùi. Đôi khi, da sẽ có cảm giác ngứa trước khi mụn nhọt xuất hiện, và sau đó có thể kèm theo các triệu chứng như sốt và ớn lạnh.
- Hậu bối: Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn của mụn nhọt, thường khá khó điều trị. Biểu hiện của hậu bối là một nhóm các nốt mụn nhọt viêm, đau và sưng đỏ, còn được gọi là phản ứng viêm cấp tính. Tình trạng này có nguy cơ dẫn đến hoại tử nang lông và thậm chí là các mô xung quanh. Hậu bối thường hình thành ở các vị trí như đầu, mặt, cổ, lưng, mông, tay, chân và sau khi điều trị có thể để lại sẹo lõm sâu.
Các biến chứng của mụn nhọt
Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, mụn nhọt có thể dễ phát triển nặng hơn, khó điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần tại cùng một vị trí. Trong một số trường hợp, các vi khuẩn từ mụn nhọt có thể xâm nhập vào máu, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng huyết: Biểu hiện bao gồm các đốm đỏ sẫm trên da hay việc thân nhiệt thay đổi bất thường (tăng hoặc giảm), ớn lạnh, rét run, nhịp tim tăng, đổ mồ hôi, thở dốc, và hạ huyết áp.
- Nhiễm trùng da và mô dưới da: Còn được gọi là viêm mô tế bào, tình trạng da này sẽ gây sưng đau, kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi và đổ mồ hôi.
- Lây lan đến các cơ quan khác: Vi khuẩn từ mụn nhọt có thể lan đến tủy sống, xương, hoặc tim, dẫn đến nhiễm trùng và có thể nghiêm trọng hơn là gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biến chứng thường gặp của mụn nhọt là nhiễm trùng
Trong một số trường hợp hiếm gặp, mụn nhọt có thể gây nên biến chứng viêm màng não, với các biểu hiện như đau đầu, sốt và cứng cổ đột ngột, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Vì sao mụn nhọt lại sưng to?
Mụn nhọt sưng to phần lớn là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Loại vi khuẩn này thường sống trên bề mặt da và xâm nhập vào lớp dưới da qua các vết cạo, vết trầy xước hoặc nang lông, gây nên nhiễm trùng và làm xuất hiện mụn nhọt sưng to.
Những mụn nhọt sưng to thường chứa nhiều mủ, bao gồm vi khuẩn, bạch cầu, và tế bào chết. Khi mụn vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan sang các vùng da khác hoặc truyền nhiễm sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với dịch mủ. Ngoài nhiễm trùng do vi khuẩn, mụn nhọt sưng to còn có thể đến từ các nguyên nhân khác như bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch suy yếu, vệ sinh da kém, chế độ ăn uống không cân bằng, hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng da.
Cách chữa mụn nhọt sưng to
Không phải tất cả các trường hợp bị mụn nhọt sưng to đều giống nhau về nguyên nhân và tính chất. Một số trường hợp bạn không thể tự điều trị tại nhà và cần đến can thiệp y tế để dẫn lưu mủ. Vì vậy, không có một cách chữa mụn nhọt sưng to chung mà cần dựa vào tình trạng cụ thể để áp dụng biện pháp phù hợp.
Điều trị mụn nhọt tại nhà
Khi tự điều trị mụn nhọt sưng to tại nhà, dù áp dụng phương pháp nào, bạn cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc: không bóp, nặn, hoặc chọc mủ từ mụn nhọt. Những hành động này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến mụn lây lan, gây đau đớn và dễ để lại thâm sẹo.
Dưới đây là một số cách chữa mụn nhọt sưng to có thể áp dụng trong trường hợp mụn nhọt ở mức độ nhẹ:
- Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm chườm lên nốt mụn trong khoảng 10 đến 15 phút, 3 đến 4 lần mỗi ngày để giúp giảm sưng và kích thích mụn tự lành từ bên trong.
- Đắp hành tây: Allicin có trong hành tây là một chất kháng sinh tự nhiên có công dụng hút mủ và giúp mụn nhanh lành. Bạn chỉ cần thái mỏng hành tây và bọc hành trong gạc sạch, đắp lên vết mụn nhọt khoảng 1 giờ. Quá trình này cũng giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ tái tạo da.
- Thoa dầu thầu dầu: Axit ricinoleic trong dầu thầu dầu giúp diệt khuẩn, làm vỡ mụn nhọt và chống việc nhiễm trùng. Không chỉ vậy, dầu này còn dưỡng ẩm cho da. Hãy thoa dầu thầu dầu trực tiếp lên nốt mụn 3 lần mỗi ngày.
- Nước ép tỏi: Allicin trong tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và đẩy mủ ra khỏi vết mụn. Bạn có thể ép 1 nhánh tỏi, lấy nước đó pha loãng với nước lọc, sau đó thoa lên mụn trong 5 phút rồi rửa sạch. Nếu cảm thấy da có dấu hiệu châm chích hoặc rát, hãy ngừng sử dụng và rửa sạch ngay để tránh gây tổn thương.
Trị mụn nhọt tại nhà với nước ép tỏi
Những biện pháp tự nhiên này tuy dễ thực hiện nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nên không thể đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn mụn nhọt sưng to.
Can thiệp y tế điều trị mụn nhọt sưng to
Nếu đã áp dụng cách chữa mụn nhọt sưng to tại nhà mà không thấy mụn được cải thiện, bị đau nhức dữ dội, không tự khỏi sau vài ngày, hoặc xuất hiện ở các vị trí gần dây thần kinh, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám cùng với bác sĩ da liễu.
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị mụn nhọt sưng to một cách an toàn và hiệu quả. Phương pháp thường được áp dụng là rạch mụn để dẫn lưu mủ ra ngoài và làm sạch vùng da bị nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể lấy mủ hoặc dịch từ mụn để xét nghiệm nhằm xác định cụ thể loại vi khuẩn gây mụn và đánh giá khả năng đáp ứng với kháng sinh, từ đó lên phác đồ điều trị cụ thể. Đối với các trường hợp mụn nhọt sưng to nghiêm trọng hoặc tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nuôi cấy dịch nhọt để đánh giá mức độ nghiêm trọng và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Sau khi dẫn lưu mủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi để ngăn ngừa mụn tái phát.
- Thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau đớn do mụn sưng to gây ra.
Thuốc bôi kháng sinh ngừa mụn nhọt
Một số trường hợp, tuy rằng đã được điều trị khỏi nhưng mụn nhọt vẫn tái phát, nhất là ở các vùng da có nếp gấp. Để điều trị triệt để, cần phải xác định rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Dù điều trị mụn nhọt sưng to tại nhà hay thông qua can thiệp y tế, việc giữ vệ sinh da sạch sẽ vẫn là yếu tố quan trọng. Bạn nên dùng các sản phẩm diệt khuẩn không gây kích ứng để làm sạch da khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt hoàn toàn khỏi.
Bạn không nên xem thường vấn đề mụn nhọt sưng to, vì nếu xử lý sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm, hay thậm chí là nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy, nếu tình trạng này tái phát thường xuyên, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm ra nguyên nhân, cũng như loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng về sau.
Ngăn ngừa mụn nhọt sưng to thế nào?
Không có cách chữa mụn nhọt sưng to triệt đẻ, vì tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để ngăn việc mụn nhọt tái phát:
- Hãy giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn mặc quần áo làm từ chất liệu thoáng mát vào mùa nóng để giảm tiết mồ hôi, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Dọn dẹp nhà ở thường xuyên để loại bỏ môi trường sinh sôi của các mầm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị mụn nhọt và không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
- Tuân thủ theo các liệu trình điều trị những bệnh lý liên quan đến mụn nhọt, như viêm nang lông, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch,...
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc nước xả quần áo có thành phần gây kích ứng da. Ưu tiên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc chứa các thành phần dịu nhẹ cho da.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau củ và trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế ăn những món có chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường và gia vị cay nóng. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và có nhiều phẩm màu.
- Hạn chế căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
- Tập thể dục đều đặn và không thức khuya.
Phòng khám da liễu Pro Skin là lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp vấn đề về da. Với đội ngũ bác sĩ lành nghề, dịch vụ vô cùng tận tâm cùng những máy móc và thiết bị hiện đại nhất, bạn có thể yên tâm đặt niềm tin của mình tại đây. Ngoài những biện pháp điều trị và ngăn ngừa mụn nhọt sưng to có thể áp dụng tại nhà, nếu tình trạng không thuyên giảm và có dấu hiệu trầm trọng hơn, hãy đến Pro Skin để được thăm khám và điều trị ngay nhé!
Tin liên quan
Nov 05, 2024
Mar 31, 2024
Apr 01, 2024