Apr 01, 2024

Cùng chuyên gia Pro Skin tìm hiểu rõ hơn về khái niệm mụn nội tiết là gì, cùng những cách điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất!

Xem nhanh

Nội tiết tố và vẻ đẹp làn da

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì vẻ đẹp của làn da. Nội tiết tố còn được gọi là hormon - được sản xuất bởi tuyến nội tiết trong cơ thể, có tác động lên quá trình tăng trưởng, phát triển, và chức năng của cơ thể, bao gồm cả làn da.

Hormon có ảnh hưởng đáng kể đến làn da thông qua nhiều cách khác nhau. 

  • Đầu tiên, nội tiết tố có thể tác động đến mức độ sản xuất dầu trên da. Ví dụ, hormone androgen như testosterone có thể kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều dầu nhờn hơn, dẫn đến tình trạng da nhờn và tăng khả năng hình thành mụn.
  • Ngoài ra, nội tiết tố estrogen cũng có tác động tích cực đến làn da. Estrogen giúp duy trì độ ẩm, đàn hồi của da. Khi mức estrogen giảm, như trong giai đoạn mãn kinh, da có thể trở nên khô ráp hẳn và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
  • Các thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tuổi dậy thì cũng có thể gây ra sự biến đổi của làn da. Đặc biệt ở giai đoạn này, sự tăng mạnh của hormone androgen có thể làm tăng sản xuất dầu và gây ra mụn trứng cá. Đây là lý do tại sao tuổi dậy thì thường đi kèm với tình trạng da nhờn và mụn. 

mụn nội tiết

Mụn nội tiết 

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết, hay còn được gọi là mụn trứng cá do hormon, là một tình trạng da phổ biến xuất hiện trong giai đoạn tuổi dậy thì. Loại mụn này được gắn liền với sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng của hormone androgen trong cơ thể.

Mụn nội tiết thường xuất hiện khi mất cân bằng hormon trong cơ thể. Cụ thể là hormone androgen - testosterone, kích thích tuyến dầu để sản xuất nhiều dầu hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc, vi khuẩn P.Acnes có môi trường thuận lợi để phát triển, gây viêm nhiễm và hình thành mụn một cách dễ dàng. Nếu không điều trị kịp thời và nhận biết các dấu hiệu từ sớm, mụn sẽ phát triển dày đặc và khó điều trị hơn gấp nhiều lần.

Mụn nội tiết thường xuất hiện nặng nề nhất ở mặt. Nó có thể có dạng mụn đỏ hoặc mụn mủ, và có thể gây khó chịu do đau hoặc ngứa, viêm sưng và nguy cơ cao để lại sẹo.

Mụn nội tiết ở quai hàm và cằm là gì?

Đây là tình trạng mụn xuất hiện xung quanh khu vực quai hàm và cằm do hormone trong cơ thể có sự biến đổi bất thường.

Ở phụ nữ, mụn nội tiết thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc do tác động của hormone ngoại sinh. Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân khiến nồng độ hormone androgen tăng cao, dẫn đến xuất hiện mụn nội tiết ở vùng quai hàm và cằm.

Dấu hiệu nhận biết mụn ở quai hàm

Mụn nội tiết ở quai hàm và cằm

Nguyên nhân gây nên mụn nội tiết ở quai hàm và cằm

Mụn nội tiết ở quai hàm và cằm là do tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu (bã nhờn) dư thừa do kích thích nội tiết tố. Bã nhờn này bị mắc kẹt trong nang dẫn đến lỗ chân lông bị tắc. Sau đó, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở vì không có oxy trong đó để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, cơ thể chúng ta nhận thấy sự phát triển quá mức của vi khuẩn và cảnh báo hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng viêm ở nang lông, dẫn đến tình trạng đỏ, nóng, mềm của u nang mụn do nội tiết tố và mụn nhọt nói chung.

Sự gia tăng sản xuất bã nhờn là do sự mất cân bằng các hormone ở cấp độ nang trứng bao gồm progesterone, estrogen và testosterone. Testosterone là một loại hormone androgen có tác dụng kích thích các tuyến dầu - và có mật độ cao các tuyến dầu tập trung dọc theo vùng quai hàm và cằm. Do đó, nhiều người sẽ thường thấy mụn nội tiết ở quai hàm gia tăng trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt vì nồng độ hormone của cơ thể đang dao động và tạo ra tác dụng chi phối androgen. Giấc ngủ không chất lượng cũng kích thích sản sinh hormone cortisol, giảm collagen và làm rối loạn cân bằng da, dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến da sẫm màu hơn và dễ bị nám khi tiếp xúc với ánh nắng. Đắp mặt nạ sai cách cũng là một nguyên nhân khiến mụn nội tiết xuất hiện ở quai hàm và cằm. Mặc dù việc đắp mặt nạ dưỡng ẩm tốt cho da, nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây bí da và tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nổi mụn. Ngoài khu vực quai hàm, tình trạng nổi mụn do nội tiết tố cũng thường xuất hiện ở hai bên má và cổ.

Đắp mặt không đúng cách gây mụn nội tiết

Đắp mặt nạ không đúng cách gây ra mụn nội tiết ở quai hàm và cằm

Nổi mụn ở quai hàm và cằm có nguy hiểm không?

Mụn ở vùng quai hàm và cằm nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại chủ quan, không tiến hành điều trị vì cho rằng mụn sẽ tự khỏi. Đồng thời, việc không chú trọng trong vệ sinh và chăm sóc da có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc mụn mọc nhiều và dày hơn.

Thêm vào đó, mụn ở quai hàm và cằm thường là dạng mụn bọc, mụn viêm, sưng đỏ. Việc tự ý nặn mụn có thể gây tổn thương da và làm lây lan mụn sang các vùng da xung quanh. Ở mức độ nhẹ, mụn có thể để lại thâm và sẹo. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, mủ từ mụn có thể lây lan sang vùng da khác, làm tăng phạm vi tổn thương; thậm chí trong những trường hợp hiếm, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Do đó, các bác sĩ da liễu khuyến cáo không nên tự nặn mụn tại nhà, mà hãy tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết mụn ở quai hàm và cằm

Mụn ở quai hàm và cằm thường xuất hiện dưới dạng các sẩn viêm đỏ ở vùng hàm và quanh cằm, có thể có nhân đóng hoặc mở. Một số trường hợp mụn sâu như u nang hay nốt cục là dấu hiệu của tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng. Những loại mụn này rất khó nặn, và nếu không được xử lý đúng cách, có thể để lại sẹo, làm tình trạng viêm và nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Mụn ở quai hàm bao gồm hai loại chính: mụn viêm và mụn không viêm. 

Mụn viêm

  • Sẩn: nốt nhỏ, không có đầu, cảm giác thô ráp khi chạm vào.
  • Mụn mủ: sưng đỏ, chứa đầy mủ, gây đau và khó chịu.
  • Nốt cục: sưng to, cứng, gây đau dưới da và cần được điều trị bởi bác sĩ.
  • U nang: mụn lớn, đau, nằm sâu dưới da, chứa mủ và cần điều trị y tế để tránh sẹo.

Mụn không viêm

  • Mụn đầu trắng
  • Mụn đầu đen

Mụn ở quai hàm và cằm chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố làm tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Mụn nội tiết có phải mụn trứng cá không?

Trước hết, điều quan trọng là phải hiểu được mụn nội tiết là gì. Mụn nội tiết là một loại mụn đặc biệt xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là nội tiết tố androgen như testosterone. Những hormone này có thể kích thích tuyến bã nhờn trên da, dẫn đến tăng sản xuất dầu. Dầu thừa cùng với tế bào da chết và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn nang lông - dẫn đến nổi mụn.

Mụn nội tiết thường xuất hiện dưới dạng mụn sâu, đau nhức, mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc u nang ở vùng mặt dưới, xương hàm và cổ. Ở phụ nữ, mụn do nội tiết tố cũng có thể do kinh nguyệt, mang thai, hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh. Hơn nữa, sự mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng và một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng này.

Mặt khác, mụn trứng cá thông thường – hay còn gọi là mụn không do nội tiết tố, thường được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sản xuất dầu dư thừa, lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn. Không giống như mụn do nội tiết tố, mụn thông thường có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính. Các nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá thường xuyên bao gồm di truyền, thói quen chăm sóc da kém, đổ mồ hôi quá nhiều và tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường. Chế độ ăn uống cũng có thể đóng một vai trò, với các loại thực phẩm có hàm lượng đường huyết cao và các sản phẩm từ sữa đôi khi góp phần gây ra mụn trứng cá.

Triệu chứng của mụn nội tiết tố

Mụn nội tiết có phải mụn trứng cá không?

Mụn nội thiết thường xuất hiện khi nào?

Đối với một số người, mụn nội tiết còn có dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng, hoặc các mụn dưới da nhưng gây đau, sưng, đỏ…mang đầy đủ đặc tính của tình trạng viêm. Một vài yếu tố có thể gây nên mụn nội tiết như: 

  • Kỳ kinh nguyệt 

  • Dậy thì
  • Thời kỳ mãn kinh 

  • Hội chứng buồng trứng đa nang 

  • Sự tăng quá mức nồng độ androgen

  • Các nang lông bị tắc nghẽn, hình thành mụn nội tiết tố hoặc “lỗ chân lông bị tắc”.

Những vấn đề rối loạn nội tiết này tuy không phải là nguyên nhân chính gây nên mụn nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề mụn như làm tăng sợi bã nhờn (dầu) trong lỗ chân lông, tắc nghẽn các tế bào da trong nang lông, sản sinh ra các vi khuẩn gây mụn…

Mụn nội tiết ở thời kỳ mãn kinh

Rất nhiều chị em ở độ tuổi 40-50 tuổi sẽ bắt đầu trải qua thời kỳ mãn kinh. Điều này khiến cho các hormone sinh dục trong cơ thể bị suy giảm và gây nên việc kết thúc kinh nguyệt. Một số trường hợp còn mắc các vấn đề về da như khô da, phát ban, tăng độ nhạy cảm của da, thậm chí nổi mụn trứng cá. Cho nên việc điều trị mụn nội tiết cũng vô cùng cần thiết trong độ tuổi này không khác gì so với độ tuổi dậy thì.

Mụn trứng cá khi mang thai

Mang thai cũng là một thời điểm làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi làm cho hormone androgen tăng cao, dẫn đến tình trạng mụn trứng cá. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn phụ nữ mang thai bị mắc các vấn đề về mụn nội tiết. Đặc biệt với những người có thể trạng cơ địa dễ bị mụn, thì tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố gây ra cao hơn và đôi khi tình trạng khá nghiêm trọng. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nồng độ tiết tố tăng lên khá cao khiến lỗ chân lông của thai phụ sản sinh ra sebum (chất dầu, chất nhờn tự nhiên của da). Giải quyết vấn đề mụn trứng cá trong giai đoạn mang thai cần hết sức thận trọng, vì thai phụ không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc bôi mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ có thể làm gia tăng nguy cơ gây dị tật ở thai nhi. Chính vì vậy, cần phải điều trị mụn nội tiết tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị cho thai phụ. 

Nhận biết mụn nội tiết kịp thời

Sau khi hiểu được mụn nội tiết là gì, chúng ta cùng nhận diện chúng!

  • Hình dáng của mụn nội tiết: thực tế, mụn nội tiết rất đa dạng từ mụn đỏ, mụn mủ, mụn đầu đen đến mụn ẩn và mụn sưng. Mụn nội tiết thường mọc theo cụm, viêm nhiễm và thường đau khi chạm vào. Mụn đầu đen và mụn cám cũng đồng thời phát triển do bã nhờn và tế bào da chết tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Vị trí xuất hiện: Mụn trên trán thường liên quan đến cân bằng hormone và tiết lộ về tình trạng ruột kém hoặc tiêu hóa không tốt. Mụn ở vùng má và hàm thường liên quan đến vấn đề hormone, đặc biệt là hormone giới tính. Mụn ở vùng cổ và lưng có thể chỉ ra tình trạng tuyến bã nhờn quá hoạt động và tắc nghẽn lỗ chân lông ở da cơ thể.

Phương pháp trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết ở vùng má

  • Sự bộc phát của mụn nội tiết cũng có thể đưa ra một số gợi ý về nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, mụn xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ có thể liên quan đến sự thay đổi hormone cấp thiết như trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tuổi dậy thì. Mụn xuất hiện liên tục và kéo dài có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như rối loạn hormone hoặc tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động.

Do đó, bạn cần được thăm khám với bác sĩ da liễu khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào để được chẩn đoán chính xác.

Cách chăm sóc hiệu quả để điều trị mụn nội tiết là gì?

  1. Lưu ý đến chế độ chăm sóc da hàng ngày: Rửa mặt tẩy trang mỗi ngày, với sản phẩm dịu nhẹ nhưng làm sạch tốt. Sử dụng sản phẩm chứa các thành phần trị mụn có thể giúp làm sạch da, loại bỏ tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm vi khuẩn gây mụn. Hãy chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
  2. Tránh chăm sóc da quá mức: Không treatment quá mức, không tự ý peel hay dùng retinol khi không đủ kiến thức. Đặc biệt, đừng cố tự nặn mụn, vì điều này có thể gây tổn thương da, tăng nguy cơ vi khuẩn nhiễm trùng và gây sẹo. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với mụn, hãy tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia da liễu để được điều trị mụn một cách chuyên nghiệp.
  3. Tránh xa căng thẳng: Stress có thể gây ra sự suy giảm nội tiết tố và làm tăng vi khuẩn gây mụn. Hãy tìm phương pháp giảm stress như yoga, thiền, hoặc tập thể dục để giữ cơ thể và tâm trí cân bằng. Tăng cường việc tiêu thụ rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu omega-3 từ cá, hạt chia, và hạt lanh có thể có lợi cho sức khoẻ và làn da bạn từ bên trong.
  4. Điều trị cùng bác sĩ da liễu: Thông thường, mụn nội tiết thường nghiêm trọng và không đáp ứng với biện pháp tự chăm sóc, vậy nên Pro Skin khuyện bạn nên tìm đến sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ da liễu. Họ có thể đề xuất các phương pháp điều trị như thuốc uống, thuốc bôi, hoặc liệu pháp da liễu như tia laser hoặc điều trị ánh sáng. Lựa chọn đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp bạn giảm thời gian, giảm áp lực cũng như chi phí điều trị.

Xin nhớ rằng mỗi người có da khác nhau và tình trạng mụn cũng không giống nhau, vì vậy, phương pháp điều trị có thể khác nhau cho từng người. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bác sĩ và cùng họ tìm hiểu những phương pháp phù hợp với tình trạng da của bạn để đạt được kết quả tốt nhất.

cách trị mụn nội tiết tốt nhất

Chăm sóc da điều trị mụn nội tiết

Ngăn mụn nội tiết trở lại

Sau khi biết được cách nhận diện mụn nội tiết là gì và lựa chọn phương pháp điều trị đúng, chúng ta cần làm gì để ngăn mụn nội tiết trở lại sau khi điều trị? Bạn có thể áp dụng một số biện pháp và thay đổi lối sống để duy trì làn da khỏe mạnh. Dưới đây là một số gợi ý để ngăn chặn sự tái phát của mụn nội tiết:

  • Chăm sóc da hàng ngày: Tiếp tục duy trì chế độ làm sạch da hàng ngày để loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và tế bào chết từ bề mặt da.
  • Sử dụng sản phẩm phù hợp: Chọn các sản phẩm chăm sóc da chính hãng, uy tín. Nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc sản phẩm da liễu theo sự hướng dẫn của bác sĩ, hãy tuân thủ đúng liều và lịch trình điều trị.
  • Giữ vệ sinh vùng mặt cẩn thận: Tránh chạm tay vào mặt - điều này giúp tránh vi khuẩn từ tay tiếp xúc với da và gây nhiễm trùng. Hãy tránh châm, nặn, hoặc cạo mụn bằng tay để tránh tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan.
  • Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối có thể giúp kiểm soát sự xuất hiện của mụn nội tiết. Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn như vitamin dạng uống, omega-3…
  • Giảm căng thẳng - cân bằng cuộc sống: Hãy tìm cách giảm stress thông qua việc tập thể dục, yoga, thiền, hoặc các hoạt động giải trí khác để giữ cơ thể và da khỏe mạnh.
  • Theo dõi làn da và sự phát triển của mụn: Điều này giúp bạn nhận biết sớm bất kỳ biểu hiện của mụn nội tiết tái phát. Nếu có bất kỳ dấu hiệu mụn mới hoặc tăng cường mụn, hãy tham khảo bác sĩ da liễu để điều chỉnh phương pháp điều trị.
  • Bảo vệ làn da: tránh khỏi khói bụi ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Hãy kiên trì: Điều trị và ngăn chặn sự tái phát của mụn nội tiết là một quá trình dài hơi. Nếu tình trạng da không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ da liễu.

Cách điều trị nổi mụn do nội tiết

Mụn nội tiết, mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng có thể làm giảm tự tin. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Phương pháp điều trị tự nhiên

Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt chứa tinh dầu trà xanh hoặc dùng tinh dầu nguyên chất để làm sạch da và giảm viêm. Uống trà xanh cũng giúp cải thiện tình trạng của làn da.

Phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thuốc

  • Thuốc tránh thai đường uống: Chứa các thành phần như drospirenone và ethinyl estradiol giúp cân bằng lượng hormone.
  • Thuốc kháng androgen: Giảm nồng độ androgen có thể gây ra mụn khi tăng cao.
  • Kem bôi/gel Retinoids: Thường dùng cho mụn nhẹ, có tác dụng từ vitamin A, nhưng cần tránh ánh nắng mặt trời khi sử dụng.

Trị mụn nội tiết bằng công nghệ cao

Công nghệ ánh sáng IPL, laser CO2, điện di,... là những phương pháp hiệu quả cho trường hợp mụn nặng, nhưng cần được thực hiện tại các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn. Việc điều trị nên được tư vấn và theo dõi bởi bác sĩ da liễu để đạt được hiệu quả tối ưu.

Thực đơn cho người bị mụn nội tiết

Như đã nhắc đến ở trên, việc chọn phương pháp điều trị phù hợp là một chuyện, bạn cũng phải có chế độ ăn phù hợp thì quá trình điều trị sẽ có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, hãy tham khảo thực đơn cho người bị mụn nội tiết dưới đây để biết được những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn.

Những thực phẩm nên ăn

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp thường được những người mắc bệnh tiểu đường ưa chuộng để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng nó cũng có lợi trong việc giảm các triệu chứng mụn nội tiết. Chế độ ăn GI thấp bao gồm các loại thực phẩm giúp làm chậm quá trình phân hủy đường, từ đó kiểm soát tốt hơn sự dao động của đường huyết.

Một số thực phẩm GI thấp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ không chứa tinh bột, trái cây như quả mọng, táo, chuối, các loại hạt và đậu. Kết hợp thực phẩm giàu protein và chất béo tốt như thịt gà, dầu ô liu hoặc bơ sữa trâu cũng có khả năng kiểm soát mụn hiệu quả.

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Những thực phẩm chỉ số đường huyết thấp

Chất chống oxy hóa

Thực phẩm có chất chống oxy hóa cao giúp phục hồi, tái tạo làn da và hẹn chế căng thẳng, hạn chế mụn nội tiết. Chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích khác nhau, do đó tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng sẽ giúp ích cho sức khỏe tổng thể. Một số thực phẩm có chất chống oxy hóa tốt là nho, đậu phộng, cá, hải sản và thịt bò.

Thực phẩm có đặc tính chống viêm

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 và omega-6 như cá hồi, hạt và dầu ô liu rất có lợi cho người bị mụn nội tiết. Trà xanh, với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp giảm các triệu chứng mụn và bảo vệ da. Để kiểm soát mụn nội tiết, nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo tốt và thực phẩm chống viêm như cá hồi và hạt chia. Các sản phẩm thay thế sữa từ đậu nành, hạnh nhân cũng là lựa chọn tốt.

Chất xơ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể giúp hạn chế mụn nội tiết. Điều này bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (chẳng hạn như trái cây, hạt chia và vỏ mã đề) và chất xơ không hòa tan có trong rau và vỏ trái cây. Chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn và do đó giúp trị mụn nội tiết, đặc biệt là với những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang.

Thực phẩm giúp giảm hoặc ngăn ngừa mụn nội tiết ở cằm

Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm nên tránh

Thực phẩm đã qua chế biến, chứa nhiều chất béo chuyển hóa: chẳng hạn như thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm nấu trong lò vi sóng. Hầu hết các thực phẩm được nêu trên không hề xa lạ hay gây ngạc nhiên, chắc chắn là những món đầu tiên bị loại khỏi thực đơn cho người bị mụn nội tiết.

Thực phẩm nên tránh

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: bao gồm những món như mì các loại, bánh mì và đồ uống chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng xuất hiện mụn nội tiết. Bạn có thể thay thế những thực phẩm trên bằng các lựa chọn lành mạnh hơn như hạt quinoa, lúa mạch và nước có hương vị.

Thực phẩm từ sữa: gồm có sữa, phô mai, sữa chua, các dạng sữa khác, hầu hết các loại đồ ngọt hoặc thực phẩm có hàm lượng đường cao (như món tráng miệng, đồ uống, nước tăng lực và nước trái cây) có thể dẫn đến mụn gia tăng. Nhiều chuyên gia tin rằng do lượng hormone trong sữa tăng cao và sự dao động của hormone có thể làm tăng khả năng bị nổi mụn nội tiết.

Cắt sữa khỏi chế độ ăn của bạn

Nên tránh thực phẩm từ sữa

Những lợi ích khi sử dụng thuốc uống trị mụn nội tiết

Sử dụng viên uống trị mụn nội tiết là một giải pháp an toàn và hiệu quả được nhiều người tin dùng. Bên cạnh các phương pháp khác như thuốc đặc trị (cần chỉ định của bác sĩ da liễu và có thể gây tác nên dụng phụ) hoặc kem bôi trị mụn (có nguy cơ gây kích ứng), và dưới đây là 3 lợi ích khi lựa chọn viên uống:
  • Cân bằng nội tiết tố: Viên uống giúp điều hòa nội tiết tố, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và cân bằng làn da, từ đó giảm mụn và ngăn ngừa tái phát.
  • Tăng cường sức khỏe làn da: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, cải thiện sắc tố, hỗ trợ sản sinh collagen và kiểm soát dầu nhờn.
  • An toàn và tiện lợi: Viên uống trị mụn nội tiết ít gây kích ứng hơn so với kem bôi hoặc thuốc đặc trị, đồng thời dễ sử dụng và phù hợp cho những người bận rộn, không có thời gian để bôi thuốc.

Top 7 loại thuốc uống trị mụn nội tiết phổ biến nhất

Sau đây là một vài giới thiệu về 7 loại thuốc trị mụn nổi tiết thường gặp nhất.

Viên uống Pair

Viên uống Pair của Nhật, chiết xuất từ 5 loại thảo dược tự nhiên, chuyên trị mụn nội tiết và được nhiều người trên thế giới tin dùng. Sản phẩm phù hợp cho phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh nguyệt, người bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau vai gáy, táo bón và xuất hiện đốm nâu trên da. Pair hỗ trợ thải độc gan, trao đổi chất và trị mụn từ bên trong, giúp da sáng khỏe và mềm mịn. Loại thuốc này cũng hiệu quả với mụn viêm, mụn nội tiết, mụn bọc và mụn đầu đen.

Viên uống Pair của Nhật

Viên uống Pair của Nhật

Giá bán: Khoảng 450.000 – 550.000 đồng/hộp 120 viên.

DHC Clear Acne

DHC Clear Acne là viên uống trị mụn nội tiết chứa vitamin B và C, giúp kiểm soát bã nhờn, ngừa mụn và cải thiện tình trạng nám da, mụn thâm, tàn nhang, nhờ tác dụng của vitamin C. Các thành phần và công dụng cụ thể bao gồm:

  • Vitamin B1: Duy trì làn da khỏe mạnh, tươi tắn.
  • Vitamin B2 và Biotin: Tăng sức khỏe da, bảo vệ da khỏi tác nhân môi trường.
  • Vitamin B6: Cải thiện cấu trúc da nhờ năng lượng từ protein.
  • Vitamin C: Chống oxy hóa, làm mờ vết thâm và làm sáng da.
  • Ceramide và Axit hyaluronic: Phục hồi, dưỡng ẩm và làm mềm da.

Viên uống DHC Clear Acne

Viên uống DHC Clear Acne

Giá bán: Khoảng 250.000 – 280.000 đồng.

Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement trị mụn nội tiết tố của Mỹ

Viên uống Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement hoạt động như một loại thuốc trị mụn nội tiết tố, có tác dụng điều chỉnh hoạt động của tuyến dầu, loại bỏ nguyên nhân gây mụn và đào thải độc tố, cân bằng hormone. Thành phần chính gồm kẽm, magie  chiết xuất từ cây dương đề nhăn và rễ ngưu bàng, giúp loại bỏ vi khuẩn và dầu nhờn gây mụn. Ngoài ra, viên uống còn chứa vitamin A, C, E và chiết xuất hạt nho, giúp giảm gốc tự do và chống lão hóa sớm.

Viên uống Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement

Viên uống Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement

Giá bán: Khoảng 1.582.000 đồng.

Trị mụn nội tiết với BB chocola Pure từ Nhật Bản

Viên uống trị mụn nội tiết BB chocola Pure là thực phẩm chức năng có công dụng trị nám, mụn, tàn nhang, lở miệng do nóng trong người. Việc bổ sung các thành phần dưỡng chất, đặc biệt là vitamin sẽ giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, giảm stress và hỗ trợ tái tạo làn da tươi khỏe, ngăn ngừa lão hóa tốt. Thuốc này chống chỉ định với người dưới 15 tuổi, người đang mang thai hoặc đang bị bệnh.

Viên uống BB chocola Pure

Viên uống BB chocola Pure

Giá bán: Khoảng 300.000 – 500.000 đồng/hộp tùy định dạng đóng gói. 

Blackmores của Úc

Sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ nổi tiếng từ Úc, mỗi viên chứa 100mg dầu hoa anh thảo ép lạnh, cung cấp 100mg Acid Gamma-linolenic (GLA). Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores còn chứa axit linoleic và omega-6, giúp cân bằng hormone, giảm rối loạn nội tiết gây mụn, làm mềm da và ngăn ngừa khô da, kích ứng như ngứa, mẩn đỏ.

Viên uống Blackmores của Úc

Viên uống Blackmores của Úc

Giá bán: Khoảng 470.000 – 550.000 đồng/hộp 190 viên. 

Loại bỏ mụn nội tiết với Zinc for Acne Puritan’s Pride

Khi cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ dẫn tới rối loạn nội tiết tố, đồng thời làm kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Viên uống Zinc for Acne Puritan’s Pride - một trong những sản phẩm bổ sung kẽm, cân bằng nội tiết hiệu quả, là giải pháp cho bạn. Không chỉ làm da thông thoáng, sạch sẽ, sản phẩm này còn nên dùng cho những trường hợp mụn nội tiết, mụn bọc, mụn mủ và mụn đầu đen.

Viên uống Zinc for Acne Puritan’s Pride

Viên uống Zinc for Acne Puritan’s Pride

Giá bán: Khoảng 350.000 đồng/hộp. 

Hỗ trợ loại bỏ mụn nội tiết với L-lysine

L-lysine có công dụng ngăn chặn sự phát triển của hormone Androgen gây tăng tiết dầu, từ đó giúp ngăn chặn sự chuyển hóa testosterone nhằm cân bằng hormone, khiến mụn thuyên giảm hẳn. L-lysine còn thúc đẩy quá trình hình thành collagen, giúp da đàn hồi tốt, khỏe mạnh và ngăn chặn mụn tái phát. 

Giá bán: Dao động trong khoảng 200.000 – 500.000 đồng theo hàm lượng.

10 sai lầm cần tránh trong chăm sóc da mụn

Trong quá trình chăm sóc da mụn, có một số sai lầm phổ biến mà bạn nên tránh để đảm bảo làn da của bạn được chăm sóc đúng cách và không gặp phải sai lầm không đáng có. Dưới đây là 10 sai lầm cần tránh trong chăm sóc da mụn:

  • Nặn mụn tại nhà: không biết mụn nào nên nặn, mụn nào cần tránh, bạn sẽ làm làn da tệ hơn với cách nặn thủ công tại nhà.
  • Treatment quá nhiều: sau khi xem 7749 reviews, bạn tự chăm chút làn da nhưng không đủ kiến thức và làm da kích ứng, mỏng manh, lộ mao mạch. 
  • Không làm sạch đúng cách: chăm rất nhiều, nhưng làm sạch không đủ cũng làm công sức của bạn đổ sông đổ bể. Hãy thực hiện double cleansing sau mỗi ngày dài để cho da được thanh lọc tốt nhất.
  • Bỏ qua bước dưỡng ẩm: thật sai lầm khi nghĩ da mụn không cần dưỡng ẩm. Thực tế. dưỡng ẩm là bước quan trọng trong chăm sóc da mụn. Nếu bạn bỏ qua bước này, da có thể trở nên khô và kích ứng, dẫn đến tăng sản xuất dầu và mụn mọc còn nhiều hơn. Hãy chọn một loại kem dưỡng ẩm không gây kích ứng và sử dụng lượng vừa đủ cho da bạn.
  • Không rửa sạch sau khi tập thể dục: Khi bạn tập thể dục, mồ hôi và bụi bẩn có thể tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Hãy rửa mặt sạch sau khi tập thể dục.
  • Da mụn thì không xài kem chống nắng? Hãy quên điều đó đi!!! Khi da mụn, da càng nhạy cảm, lúc đó tia tử ngoại có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và gây tổn thương da. Hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Tốn nhiều tiền chăm da nhưng không ngủ đủ giấc: Stress và thiếu ngủ có thể làm tăng sự sản xuất hormone gây mụn. Hãy tìm cách giảm stress và đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ để giữ cho da khỏe mạnh.

mụn do nội tiết tố

Pro Skin mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn nội tiết là gì, cũng như lưu giữ cho mình những kinh nghiệm chăm da hoàn mỹ. Ấn nút “ĐẶT HẸN NGAY" để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ da liễu nhé!

Quy trình trị mụn 10 bước chuẩn y khoa tại Pro Skin

Điều trị mụn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, cũng như không để lại hậu quả như sẹo, thâm nếu được tư vấn và thăm khám kịp thời. Nhiều bệnh nhân khi bị mụn bất chấp những lời khuyên của các chuyên gia mà cậy, nặn, sờ, chạm tay lên mặt cũng như tự ý dùng thuốc uống, thuốc bôi đã để lại những tàn tích của mụn gây mất thẩm mỹ, giảm tự tin trong cuộc sống hằng ngày. Phòng khám da liễu Pro Skin sẽ giúp bạn điều trị mụn nội tiết với quy trình trị mụn 10 bước chuẩn y khoa trong môi trường điều trị tuyệt đối an toàn, kháng khuẩn. 

Phòng khám da liễu

Phòng khám Pro Skin hiện đại

  • Bước 1: Tẩy trang với Bioderma Sensibio H2O

- Tẩy trang luôn là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc da, chính vì thế mà việc vệ sinh da trước khi điều trị là bước quan trọng nhất. Bioderma là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng đến từ Pháp, với thành phần dịu nhẹ và thích hợp cho những làn da nhạy cảm nhất, do đó sản phẩm nước tẩy trang Sensibio H2O đã được Pro Skin chọn dùng để phù hợp với những làn da đang bị mụn. 

  • Bước 2: Rửa mặt cùng Dr. Innoderm

- Sau khi tẩy trang, thì da mặt cần được làm sạch sâu với sữa rửa mặt và nước sạch để loại bỏ hết những bụi bẩn, bã nhờn, cặn kem chống nắng hay mỹ phẩm còn sót lại trong lỗ chân lông. Sản phẩm sữa rửa mặt đến từ thương hiệu Dr. Innoderm đến từ Hàn Quốc vô cùng dịu nhẹ, bảo vệ làn da. 

  • Bước 3: Xông hơi 

- Đây là bước làm sạch cần thiết trong quá trình chăm sóc da vì xông hơi sẽ giúp lỗ chân lông giãn ra từ đó giúp giải phóng được nhân mụn, sợi bã nhờn, bụi bẩn nằm sâu dưới da.

  • Bước 4: Tẩy tế bào chết

- Tế bào chết là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp da sạch hơn, loại bỏ được những lớp sừng dày khiến da sần sùi, gây nên mụn từ đó giúp da trở nên mịn màng hơn.

  • Bước 5: Sát khuẩn

- Đây là bước bắt buộc trong quá trình lấy nhân mụn và điều trị mụn. Việc sát khuẩn sẽ giúp quá trình lấy nhân mụn an toàn hơn, tránh để vi khuẩn xâm nhập. 

  • Bước 6: Lấy nhân mụn 

- Các kỹ thuật viên tay nghề cao cùng sự chuyên nghiệm và kinh nghiệm lâu năm, sẽ đảm bảo lấy sạch nhân mụn mà không gây đau. 

  • Bước 7: Lau lại bằng gạc nước muối và toner

- Sau khi lấy nhân mụn, các kỹ thuật viên sẽ lau bằng băng gạc nước muối để làm sạch da mặt. Tiếp đó sẽ dùng Toner Dr. Innoderm Intensive Soothing Tonic chứa vitamin A và C cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp làm dịu và hồi phục da.

  • Bước 8: Chiếu ánh sáng xanh trị mụn

- Khác với các loại ánh sáng sinh học khác, ánh sáng xanh ngoài công dụng hỗ trợ chăm sóc da còn có khả năng tấn công trực tiếp vào nhân mụn, làm teo và tiêu diệt hoàn toàn nhân mụn.

  • Bước 9: Thư giãn với mặt nạ Cool Mask

- Sau các bước lấy nhân mụn da đang bị tổn thương, thì đây là bước không thể thiếu sau quá trình chăm sóc tác động lên da.

  • Bước 10: Chống nắng bằng kem chống nắng 

- Bảo vệ da sau khi điều trị mụn với kem chống nắng 100% organic - loại sản phẩm hữu cơ được rất nhiều các chuyên gia da liễu khuyên dùng cho những làn da nhạy cảm nhất.
 
Điều trị mụn
Quy trình trị mụn tại Pro Skin
 
Nếu có bất kỳ vấn đề về điều trị mụn nội tiết hoặc cần tư vấn về các dịch vụ điều trị, chăm sóc, thẩm mỹ da tại Pro Skin, bạn hãy inbox ngay cho fanpage hoặc liên hệ qua hotline để được hỗ trợ tư vấn.

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

Yêu cầu tư vấn