Đối với nhiều người, mụn nhọt không phải một tình trạng da hiếm gặp. Đa phần những trường hợp nổi mụn nhọt đều lành tính và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cần nhận biết được dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng để từ đó có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như làm sao ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt xuất hiện khi da gặp tình trạng viêm nhiễm do bị tổn thương, dẫn đến việc xuất hiện các nốt sưng đỏ và có mủ bên trong, hay thường được gọi là áp xe da. Nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt là từ sự xâm nhập của vi khuẩn như tụ cầu và liên cầu. Những vi khuẩn này sẽ thâm nhập qua các vết thương hở hoặc các vết rách ở trên da, từ đó phát triển và gây nên viêm nhiễm. Mụn nhọt sẽ phát triển dần theo thời gian, kích thước sẽ ngày càng tăng lên và tạo thành dịch mủ. Trong quá trình này, mụn thường gây đau nhức và khó chịu, đặc biệt là khi mụn bị vỡ và dịch mủ chảy ra ngoài.
Biểu hiện của mụn nhọt
Mụn nhọt thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm của cơ thể như mặt, cổ, nách, mông và đùi. Các bộ phận này sẽ dễ bị ảnh hưởng do ma sát từ quần áo, áp lực cơ thể, hoặc do làn da ở các vùng này mỏng và dễ tổn thương hơn. Quá trình phát triển của mụn nhọt có thể kéo dài và cần được chăm sóc thật đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nhọt
Hầu hết các trường hợp nổi mụn nhọt là do tụ cầu khuẩn (vi khuẩn staphylococcus aureus) gây ra. Loại vi khuẩn này thường sống trên da và bên trong mũi mà không gây hại. Tuy nhiên, khi dịch mủ tích tụ dưới da sẽ trở thành các nốt sưng viêm mà bạn có thể nhìn thấy rõ trên bề mặt da.
Mụn nhọt thường xuất hiện ở những vị trí da có vết thương hở nhỏ, như vết côn trùng đốt hay vết cắt. Những vết thương này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt, chẳng hạn như:
- Tiếp xúc gần với những người bị nhiễm tụ cầu khuẩn có thể khiến bạn dễ bị nổi mụn nhọt.
- Những người bị bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch yếu cũng sẽ có nguy cơ nổi mụn nhọt cao hơn vì cơ thể khó chống lại nhiễm trùng.
- Các vấn đề về da liễu như chàm hay mụn trứng cá cũng khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Hệ miễn dịch suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng là yếu tố góp phần gây nổi mụn nhọt.
Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng
Khi bạn phát hiện ra các triệu chứng sau trên cơ thể, đó chính là dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng:
- Mụn nhọt không chỉ xuất hiện đơn lẻ mà tập trung thành từng cụm hoặc lan ra nhiều nơi khắc trên cơ thể. Điều này khiến một vùng da lớn bị nhiễm trùng, và các rãnh dưới da bắt đầu liên kết với nhau. Đây là dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng rõ ràng mà bạn cần đặc biệt chú ý.
- Kích thước mụn nhọt khá tăng nhanh và bất thường, kèm theo là tình trạng sưng đỏ, đau đớn và nóng rát.
- Khi mụn chứa đầy mủ, đầu mụn sẽ chuyển thành màu trắng và dễ bị vỡ khi có tác động nhẹ, khiến cho dịch mủ chảy ra ngoài.
- Một số trường hợp người bệnh còn bị sốt và các hạch ở cổ bị sưng to.
- Nếu mụn nhọt không khỏi sau hai tuần điều trị hoặc bị tái phát nhiều lần, đó là dấu hiệu cần được quan tâm.
Mụn nhọt có dấu hiệu nhiễm trùng gây sưng đỏ và đau đớn
Trong những trường hợp bị sốt cao hoặc có triệu chứng nặng, cần theo dõi nguy cơ biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn cũng có thể di chuyển qua máu, gây viêm nhiễm ở van tim, thận, khớp và các cơ quan khác. Người bệnh bị đái tháo đường cũng thường dễ gặp tình trạng mụn nhọt tái phát.
Cách điều trị mụn nhọt bị nhiễm trùng
Đối với những nốt mụn nhọt xuất hiện đơn lẻ, bạn có thể tự điều trị mụn nhọt tại nhà bằng cách chườm ấm lên vùng da bị mụn để giảm đau, cũng như giúp kích thích mủ tự nhiên chảy ra ngoài. Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:
- Chườm ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Tránh bóp hoặc nặn mụn nhọt vì có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Giữ vệ sinh vùng da bị mụn, luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt.
Đối với trường hợp mụn nhọt quá lớn hoặc mọc thành cụm, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được điều trị chuyên sâu. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Rạch và dẫn lưu mủ: Bác sĩ da liễu sẽ rạch một đường nhỏ trên nốt mụn để dẫn mủ ra ngoài. Sau đó, vùng da này sẽ được băng bằng gạc vô trùng nhằm hút hết mủ còn lại và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê kháng sinh khi mụn bị nhiễm trùng nặng hoặc để ngăn ngừa mụn tái phát. Người bệnh chỉ cần tuân thủ việc uống thuốc đúng liều lượng và theo đơn thuốc của bác sĩ.
Phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt trên cơ thể
Không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc nổi mụn nhọt, đặc biệt nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn (nguyên nhân chính gây mụn nhọt) bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Rửa tay sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn nhọt
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Nếu không có sẵn xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô chứa cồn - cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn.
- Giữ cho vết thương sạch và khô ráo. Khi da có vết vết thương hở, vết trầy xước hoặc vết cắt, hãy vệ sinh kỹ lưỡng và đảm bảo vùng da đó luôn khô cho đến khi lành hẳn.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Các vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu có thể làm vi khuẩn lây lan, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
- Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng. Hãy tập luyện thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau củ, đặc biệt là các loại giàu vitamin A, C, D, E,...
Mụn nhọt bị nhiễm trùng có thể gây hại đến sức khỏe và thẩm mỹ, vì vậy cần chú trọng vệ sinh và tránh các yếu tố trở thành nguy cơ nổi mụn. Khi bị mụn nhọt, hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Khi nào nên tìm đến bác sĩ về tình trạng mụn nhọt?
Nếu bạn bị mụn nhọt nhỏ và xuất hiện đơn lẻ, có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn nhọt xuất hiện nhiều cùng lúc, mọc thành cụm hoặc kèm theo các dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng như: mụn mọc trên mặt gây cản trở tầm nhìn, vùng da bị mụn gây đau đớn dữ dội, sốt cao, kích thước mụn tăng nhanh, mụn không lành sau hơn 2 tuần, hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán tình trạng mụn nhọt bằng cách quan sát các nốt mụn trên cơ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch mủ từ các nốt mụn để làm xét nghiệm, giúp xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt quan trọng vì một số loại vi khuẩn gây mụn nhọt có khả năng kháng kháng sinh, do đó các xét nghiệm định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ là vô cùng cần thiết để đảm bảo bác sĩ chọn đúng loại thuốc điều trị.
Nếu bạn gặp phải các tình trạng có dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng hoặc mụn tái phát nhiều lần, hãy đến Phòng khám Da liễu Pro Skin để được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Phòng khám không chỉ cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại mà còn tư vấn kỹ lưỡng về cách chăm sóc da, giúp bạn ngăn ngừa mụn nhọt tái phát và cải thiện sức khỏe làn da.
Tin liên quan
Mar 31, 2024
Apr 01, 2024
Oct 22, 2024
Apr 01, 2024