Bạn có bao giờ tự hỏi, da mình là loại da gì và tại sao lại dễ bị mụn hơn mọi người hay không? Đừng quá lo lắng, bạn không cô đơn đâu, đó là tâm lý chung của những người bị mụn. Mụn là một nỗi ám ảnh gây tác động đến tâm lý và sự tự tin của một người. Để hiểu rõ và có cách điều trị đúng đắn, chúng ta phải phân biệt các loại mụn, sau đó xác định phương hướng một cách chính xác nhất.
Những khái niệm về mụn - da mụn
Đa số mọi người cũng nghĩ rằng, da mụn thường là da dầu.
Nhưng thực tế cho thấy rằng, loại da nào cũng có thể bị mụn, và thường gặp ở cả da khô, da dầu lẫn da hỗn hợp. Chỉ cần 3 yếu tố sau, mụn sẽ có cơ hội tấn công làn da:
- Da mất cân bằng độ ẩm, quá khô hoặc quá thiếu nước từ bên trong
- Tuyến dầu bị kích thích hoạt động quá mức, làm tăng sinh bã nhờn và bít tắc chân lông
- Vi khuẩn P.Acnes có điều kiện phát triển, sẽ gây viêm nhiễm và hình thành mụn
Da mụn là loại da cực kỳ nhạy cảm, và thường có một số đặc điểm sau đây:
- Dễ bóng nhờn: Da nhờn thường có xu hướng bóng nhờn và đổ dầu nhiều, đặc biệt ở vùng chữ T (khu vực trán, mũi và cằm)
- Lỗ chân lông to: Khi tuyến dầu hoạt động quá mức, lỗ chân lông trên da nhờn thường có kích thước lớn, dễ bị tắc nghẽn do bã nhờn và bụi bẩn - vi khuẩn tích tụ.
- Thường gặp mụn trứng cá và mụn viêm: Da nhờn có nguy cơ cao hình thành mụn, đặc biệt khi có nhiều yếu tố thuận lợi như thay đổi nơi ở, thời tiết khắc nghiệt hoặc nhạy cảm với các sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm.
- Dễ bị bong tróc: Mặc dù da nhờn có nhiều dầu, nhưng các khu vực khác trên da có thể bị khô và bóc vảy, đặc biệt khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Đặc biệt thể hiện rõ khi da trang điểm dễ bị “cakey” lớp nền.
Mụn được chia làm 2 nhóm chính:
- Mụn viêm: mụn mủ, mụn nang, mụn đầu trắng, một số loại mụn ẩn
- Mụn không viêm: mụn đầu đen, mụn cám, một số dạng mụn thịt
Chúng ta cùng tìm hiểu rõ ràng hơn thông qua các phần dưới đây nhé!
Phân biệt các loại mụn viêm:
1. Mụn mủ:
Mụn mủ là mụn viêm có đầu màu trắng hoặc vàng, thường chứa mủ như cái tên của nó. Mụn mủ thường có kích thước nhỏ đến trung bình và có một điểm trung tâm màu trắng hoặc vàng. Da xung quanh mụn mủ thường đỏ và có thể tức ngứa hoặc đau. Khi mụn mủ bị vỡ hoặc nặn không đúng cách, phần mủ có thể chảy ra và để lại vết thâm.
2. Mụn nang:
Mụn nang là mụn trứng cá viêm nặng, thường có kích thước to hơn các loại mụn thông thường và còn được gọi là mụn bọc. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ trên da mặt và thường gây đau hoặc ngứa. Mụn nang thường xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào da chết và dầu tồn đọng lâu ngày, tạo nên một sự viêm nhiễm đáng kể.
3. Mụn ẩn:
Mụn ẩn là mụn viêm nghiêm trọng hơn, thường có kích thước lớn và sâu hơn so với mụn mủ. Chúng xuất hiện dưới da là những cục u đau, cứng và có thể gây sưng tấy cả một vùng da. Mụn ẩn thường xảy ra khi bã nhờn và vi khuẩn tích tụ sâu bên trong da. Khi mụn ẩn viêm nhiễm sâu, nó có thể gây tổn thương cho vùng da xung quanh và có nguy cơ để lại sẹo sau khi lành.
4. Mụn đầu trắng:
Mụn đầu trắng là mụn viêm kích thước nhỏ, thường có đầu mủ màu trắng. Chúng được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc trong các trường hợp dưỡng da sai cách, dị ứng với một số loại mỹ phẩm. Mụn đầu trắng thường xuất hiện như những điểm trắng nhỏ gây sần sùi và mất đi vẻ đẹp làn da, dù không gây đau hoặc tức ngứa như các loại mụn viêm khác.
Chúng ta cũng thấy được, các loại mụn viêm trên có những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều là kết quả của sự viêm nhiễm từ các vị trí lỗ chân lông. Việc hiểu rõ và phân biệt các loại mụn viêm có thể giúp bạn nhận ra và điều trị hiệu quả vấn đề da mụn của mình. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thăm khám - tư vấn bác sĩ da liễu để có được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp với làn da của mình.
Phân biệt các loại mụn không viêm:
1. Mụn đầu đen:
Mụn đầu đen là một loại mụn không viêm, xuất hiện rõ rệt trên da khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết, dầu và bụi bẩn. Trong quá trình chăm sóc da, hoặc tiếp xúc với môi trường, lúc lỗ chân lông bị tắc, quá trình oxy hóa khi bã nhờn tiếp xúc với không khí tạo thành một màng đen trên bề mặt da, tạo nên sự tối màu của mụn đầu đen. Mụn đầu đen thường có màu đen hoặc nâu và có thể xuất hiện trên mọi vùng da, đặc biệt là trên khu vực có tuyến dầu nhiều như khu vực mũi, trán và cằm. Mụn đầu đen không gây đau hoặc ngứa, và có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bề mặt da, nên cực kỳ ảnh hưởng vẻ đẹp làn da, làm mất thẩm mỹ và là trở ngại cho việc trang điểm hằng ngày.
2. Mụn cám:
Mụn cám thường có hình dạng giống như hạt cám hoặc những hạt nhỏ trên bề mặt da, đặc biệt là trên vùng trán, má, cằm và lưng.
Nguyên nhân chính gây ra mụn cám là sự tăng sản xuất dầu nhờn trên da, kết hợp sự tích tụ bụi bẩn do không làm sạch tốt, từ đó dẫn đến quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, stress, hormone hoặc di truyền cũng có thể góp phần vào sự hình thành mụn cám lâu dài. Đặc biệt, mụn cám càng mắc lâu càng khó chữa, do thói quen sờ và chạm vùng da bị mụn của một số người. Do đó, cần tránh chạm tay vào mặt và không nặn mụn cám để tránh gây viêm nhiễm và sẹo để lại, cũng như tình trạng dai dẳng của loại mụn này.
Việc hiểu và phân biệt các loại mụn không viêm giúp bạn nhận ra vấn đề da của mình và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp
Lựa chọn phương pháp điều trị mụn hiệu quả
Phân biệt các loại mụn thành công, bạn sẽ tìm được lối đi hợp lý trong điều trị.
1. Điều trị mụn viêm:
- Sử dụng sản phẩm chứa Salicylic Acid hoặc Benzoyl Peroxide: Salicylic Acid và Benzoyl Peroxide là hai thành phần có hiệu quả trong điều trị mụn viêm. Salicylic Acid giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn chặn sự tắc nghẽn, trong khi Benzoyl Peroxide có tác dụng chống vi khuẩn và giảm viêm, tăng quá trình lão hoá của nốt mụn làm mụn mau chín cồi và tự bong tróc. Sản phẩm chứa các thành phần này có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị mụn.
- Các sản phẩm có Retinol và các phái sinh: Retinol là dạng vitamin A có tác dụng làm tăng tốc quá trình tái tạo da, giúp làm mờ vết thâm và ngăn chặn sự hình thành mụn. Các loại thuốc trị mụn chứa Retinol cũng như các phái sinh thường được kê đơn bởi bác sĩ da liễu. Khi sử dụng các sản phẩm không kê toa, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cần được theo dõi bởi chuyên gia.
- Điều trị với công nghệ cao: Lăn kim vi điểm, Mesotherapy, thay da sinh học bằng phương pháp peel có thể được sử dụng để điều trị. Bên cạnh đó, điều trị với công nghệ ánh sáng cũng có tác dụng diệt khuẩn và giảm viêm, giảm sự kích ứng và tăng cường quá trình phục hồi da. Các loại đèn chiếu thường được kết hợp trong các liệu trình chăm sóc chuyên sâu tại các cơ sở da liễu uy tín như Pro Skin.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm vi khuẩn và viêm. Thuốc kháng sinh có thể được uống hoặc sử dụng dưới dạng kem hoặc gel để bôi trực tiếp lên da. Nên nhớ rằng, kháng sinh phải được dùng dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2. Điều trị mụn không viêm:
Đối với mụn cám và mụn đầu đen, bạn có thể sử dụng các biện pháp tẩy da chết hoá học tại nhà để duy trì làn da sạch, khoẻ và hạn chế sự tái phát.
- AHA (Alpha Hydroxy Acid): AHA là một loại acid tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây như cam, lựu, và nho. AHA có khả năng loại bỏ dễ dàng tế bào chết trên bề mặt da, đặc biệt là AHA còn làm tăng cường quá trình tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mềm mịn một cách rõ rệt.
- BHA (Beta Hydroxy Acid): BHA là một loại acid có khả năng đi sâu và thẩm thấu vào lỗ chân lông. BHA thường được sử dụng để điều trị mụn cám và mụn đầu đen vì nó có khả năng làm sạch lỗ chân lông một cách hiệu quả và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn. BHA cũng có tác dụng chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làm giảm viêm và mụn trên da.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại mặt nạ với công dụng hút bã nhờn, làm sạch vật lý cũng rất hiệu quả
- Mặt nạ đất sét, mặt nạ bùn/than hoạt tính: đều có khả năng hút dầu và bụi bẩn từ lỗ chân lông, giúp làm sạch da và giảm mụn cám cũng như mụn đầu đen. Lựa chọn sản phẩm uy tín và sử dụng mặt nạ từ một đến hai lần mỗi tuần và để trong khoảng 10-15 phút. Làm sạch thật kỹ sau đó để tránh cặn bã của các hoạt chất còn sót lại trên da.
Chăm sóc da mụn và ngăn ngừa mụn tái phát
- Làm sạch đúng cách: Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng một sản phẩm dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Sau một ngày dài, buổi tối hãy tẩy trang để tránh bụi bẩn và cặn mỹ phẩm tích tụ gây mụn.
- Thiết kế routine chăm sóc da hợp lý: Chọn các sản phẩm không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không chứa dầu. Hãy tham khảo và sử dụng sản phẩm điều trị mụn, tẩy da chết chứa AHA hoặc BHA để làm sạch hằng ngày. Đây chính là chìa khoá để làm sạch lỗ chân lông và giảm viêm cho bạn nếu được ứng dụng hợp lý.
- Tránh việc chạm tay vào mặt: Hạn chế tiếp xúc da với tay và tránh việc chạm tay vào mặt nhiều lần trong ngày. Tay có thể mang vi khuẩn và dầu nhờn, bỏ ngay thói quen chạm mặt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc ngừa mụn quay trở lại.
- Đảm bảo vệ sinh trong trang điểm: Rửa sạch các dụng cụ trang điểm như cọ và bọt biển thường xuyên. Nếu có mụn, tránh lạm dụng các sản phẩm trang điểm và cần tẩy trang thật kỹ.
- Kiểm soát stress và giữ lối sống lành mạnh: Stress có thể gây ra sự cân bằng hormone bất ổn và làm tăng tiết dầu da. Hãy thực hiện các biện pháp giảm stress như tập thể dục, yoga, và thư giãn để giảm nguy cơ mụn tái phát.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn phân biệt các loại mụn và phương pháp điều trị rõ ràng. Mụn là một vấn đề phức tạp và có thể cần thời gian để điều trị hoàn toàn. Khi cảm thấy không thể tự dứt điểm tại nhà, bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu bất kỳ lúc nào để được hỗ trợ điều trị sớm, tránh những hậu quả về sau.
Gọi điện và đặt lịch hẹn ngay với Pro Skin qua hotline: 1900 63 63 93 - (028) 73005606