Nguyên nhân chàm thể tạng và cách giảm thiểu ảnh hưởng của căn bệnh này đến cuộc sống của trẻ chính là nội dung của bài viết này. Đồng thời, bài viết sẽ gửi đến bạn những thông tin về bác sĩ da liễu có thể điều trị tốt bệnh chàm thể tạng.

Gọi tên chàm thể tạng khi nào?

  • Da mẩn đỏ và có dấu hiệu như phát ban
  • Xuất hiện các mụn nước
  • Cảm giác ngứa ngáy từ trong da ra đến ngoài da, rất khó chịu và cơn ngứa thường dữ dội
  • Da bắt đầu xuất hiện các mảng khô nứt, bong tróc do gãi và do da quá khô
  • Có thể hình thành các mảng sẫm màu đóng vảy trên da

Nếu có những dấu hiệu trên đây, có thể bé nhà bạn đã mắc chàm thể tạng. Nhận ra sớm từng dấu hiệu ngay khi bắt đầu để bạn có thể kịp thời điều trị trước khi chuyển sang giai đoạn mạn tính. Góp phần cải thiện được sự bất tiện trong hoạt động của bé và của cả nhà.

Trên thực tế, chàm thể tạng không phân biệt độ tuổi. Nhưng đa số sẽ được phát hiện ở trẻ nhỏ.

  • Ở nhũ nhi (bé bú mẹ): thường bị ở hai bên gò má ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng lại không thường có ở nơi mặc tã dù đây có thể là nơi dễ hăm da nhất. Điều này cũng cho thấy nguyên nhân chàm thể tạng không phải phát sinh từ sự tiếp xúc.
  • Ở trẻ từ 1 tuổi và trước khi đi mẫu giáo: do đã biết cào gãi nhiều nên chàm thường xuất hiện dày hơn, đặc biệt ở các mặt duỗi của khớp tay chân như cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối…
  • Ở độ tuổi lớn hơn như trẻ mẫu giáo hoặc tiểu học: Một số bé khi lớn hơn thì có thể vết chàm chuyển vào phần nếp gấp của các khớp (mặt trong cánh tay, đầu gối). Và còn có thể xuất hiện ở lòng bàn tay bàn chân. 

chàm thể tạng nên ăn gì

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho bé bị chàm

Nguyên nhân chàm thể tạng

Đây còn là một ẩn số đối với y học. Qua bao nhiêu năm và rất nhiều nghiên cứu y khoa, chúng ta vẫn không xác định được nguyên nhân chàm thể tạng là gì. Nhưng trên nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia tìm thấy được rằng:

  • Chàm có liên quan đến sự đột biến gen
  • Chàm thể tạng được xem là có liên quan đến di truyền: đặc biệt ở các gia đình đã từng có người mắc viêm da và các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi
  • Môi trường và các tác nhân bên ngoài là “điểm giới hạn" gây bùng viêm ở trẻ có cơ địa chàm. Việc tối thiểu số lần phát viêm sẽ làm hàng rào miễn dịch bớt suy yếu hơn so với việc để trẻ tự khỏi mà không có biện pháp phòng ngừa nào.
  • Điều trị chàm sẽ mang tính kiểm soát dị nguyên và xây dựng hàng rào miễn dịch mới cho da

Dưới đây là danh sách một số tác nhân có thể là dị nguyên gây bùng cơn viêm đối với trẻ nhỏ mà bạn cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng:

  • Các loại sữa có thể là tác nhân thầm lặng. Nên lựa chọn cẩn thận và nếu còn trong giai đoạn nhũ nhi thì sữa mẹ vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho con bạn
  • Hải sản, tôm cua là 2 món ăn điển hình có thể gây viêm vì “tính phong" của chúng. Nên cẩn thận cả trong chế độ của người mẹ cho con bú vì có thể thức ăn mẹ dùng có ảnh hưởng đến nồng độ các dị nguyên này trong sữa con bú
  • Trong thức ăn cho bé có chứa chất béo động vật: đây là một loại chất béo có khả năng là dị nguyên bất ngờ. Để chắc chắn bạn nên thay thế bằng chất béo tốt từ thực vật hoặc thực phẩm giàu omega 3-6
  • Quá nhiều đồ ngọt: lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây viêm ở thể trạng chàm. Vì thế nên cân bằng đường - tinh bột cùng các chất dinh dưỡng khác để hạn chế tối thiểu nguy cơ.
  • Giữ môi trường xung quanh trẻ luôn sạch thoáng, vệ sinh cẩn thận đồ chơi, quần áo, khăn nệm…cũng như tất cả đồ đạc mà trẻ thường xuyên tiếp xúc

chàm thể tạng kiêng gì

Lưu ý chế độ ăn uống cho trẻ mắc chàm

Tư vấn và chữa trị tại phòng khám chuyên khoa da liễu 

Bác sĩ cần bạn hiểu được vấn đề: chàm thể tạng không thể điều trị triệt để ngay từ lần đầu tiên, mà cần phối hợp tách biệt cơ thể bé với dị nguyên gây tái phát. 

Chàm thể tạng cần được chẩn đoán phân biệt với một số loại bệnh da tương tự:

  • Viêm da tiếp xúc: thường xảy ra khu trú ở vị trí tiếp xúc tác nhân một cách rõ rệt
  • Viêm da dầu: vết chàm xuất hiện ở hình thái vảy xám, bẩn nhiều ở da đầu da mặt, và dễ đáp ứng ngay với điều trị ban đầu

Khi bệnh chàm thể tạng phát mạnh mẽ, có thể gây bội nhiễm và xuất hiện các vết chốc, biểu hiện chảy nước và có rỉ nước nhỏ ở các nốt chàm. 

Nguy hiểm hơn, chàm còn có thể xuất hiện ở mi mắt của các con và các vùng da nhạy cảm như ở cơ quan sinh dục. Bệnh chàm sẽ làm giảm khả năng miễn dịch dù ít dù nhiều của bé. Khi lớn lên có thể tự khỏi nhưng chức năng da không thể là 100% so với các trẻ bình thường khác.

Vì vậy, chỉ có bác sĩ chuyên khoa da liễu mới có khả năng chẩn đoán chính xác và giúp bé chữa chàm thể tạng. Trong công tác điều trị chàm, nguyên nhân chàm thể tạng không còn quan trọng bằng “chiến lược" đối phó, phòng ngừa điều trị nó như thế nào. Hơn hết cả là khi mắc bệnh da này, bạn cần phối hợp với bác sĩ tuyệt đối, để tránh những sai lầm trong chữa trị tại nhà.

chàm thể tạng

Chăm sóc bé mắc chàm thể tạng để tránh bùng phát viêm

5 hiểu lầm lớn nhất về bệnh chàm thể tạng

Khi đã hiểu được bản chất nguyên nhân chàm thể tạng một cách rõ ràng, bạn đã có thể ngăn chặn sự tái phát của nó bằng cách tránh những sai lầm sau

  1. Tắm nước nóng: không nên vì dễ kích thích da nhạy cảm. Thay vào đó bạn hãy sử dụng nước ấm cho bé
  2. Chủ động gỡ mảng khô bong, chà sát cho da bong hết ra để sạch sẽ: đây là một sai lầm to tướng của các mẹ, bạn không nên dùng tay để sờ nắn hay gỡ da ở vùng này vì có thể làm viêm nhiễm trầm trọng hơn
  3. Đắp thuốc lá cho bé: các loại cây cỏ không rõ nguồn gốc, không được đảm bảo vệ sinh chuẩn y học sẽ làm tình trạng da đang mẫn cảm trở nên nặng nề hơn, đặc biệt với làn da cực kỳ nhạy cảm của bé
  4. Không trị được dứt điểm ngay thì đến bác sĩ làm gì? Thực tế, chỉ có bác sĩ mới có thể có những xét nghiệm phù hợp để tìm ra dị nguyên chính xác với thể trạng của bé. Cùng với việc điều trị phù hợp với lứa tuổi sẽ an toàn với sức khoẻ chung của con bạn.
  5. Sự thật là bệnh sẽ gặp tần suất cao hơn ở những gia đình có điều kiện kinh tế tốt: vì sự xây dựng hệ miễn dịch của các gia đình thường khá khắt khe, bé không được tự do tiếp xúc và va chạm với môi trường, vô tình làm tăng khả năng nhạy cảm của trẻ với nhiều dị nguyên

Dù xuất hiện nhiều ở trẻ em nhưng theo khảo sát, lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc chàm thể tạng hay viêm da cơ địa, vì thế việc có sẵn một địa chỉ để thăm khám khi cần là cực kỳ cần thiết. Phòng khám da liễu Pro Skin với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, đã từng điều trị cho rất nhiều trường hợp chàm - sẽ là một địa điểm mà bạn nên lưu lại cho gia đình nhỏ của mình.

Phòng khám chuyên khoa da liễu Pro Skin có địa chỉ tại: Số 50, Đường số 65, Khu dân cư Tân Quy Đông, Quận 7, TP.HCM. Luôn sẵn sàng đón tiếp từ thứ 2 đến Chủ Nhật. Hãy để lại thắc mắc và thông tin cần thiết để Pro Skin có thể tư vấn cho bạn nhé!

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn