Hói đầu ở nữ là tình trạng rụng tóc nhiều trong thời gian ngắn và tóc mới không phát triển kịp thời hoặc không có dấu hiệu mọc lại. Tình trạng rụng tóc quá mức gây hói đầu không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên gây mất thẩm mỹ nặng nề khiến bệnh nhân mất tự tin trong công việc, trong cuộc sống.
Nguyên nhân hói đầu ở nữ giới
Thông thường, trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc, chúng sẽ trải qua 3 giai đoạn. Và việc tóc rụng là 1 trong 3 giai đoạn hiển nhiên trong quá trình đó. Tuy nhiên, việc rụng nhiều hơn 100 sợi tóc mỗi ngày lại được xem là nguy cơ khiến tóc thưa hơn, mỏng hơn và lộ da đầu từ đó gây nên vấn đề hói đầu ở nữ giới. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng hiện tượng hói đầu thường xảy ra nhiều ở nam giới hơn nữ giới, tuy vậy vẫn có nhiều trường hợp hói đầu ở nữ xảy ra khiến nhiều bệnh nhân phải tìm hiểu về các phương pháp trị hói đầu ở nữ.
Một số nguyên nhân gây hói đầu ở nữ giới mà bạn không nên bỏ qua:
-
Rối loạn nội tiết tố
Theo các chuyên gia, rối loạn nội tiết được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nữ giới. Rối loạn nội tiết thường xảy ra trong giai đoạn phụ nữ sau sinh, hoặc tiền mãn kinh. Đây cũng là giai đoạn mà hormone estrogen mất ổn định, dẫn đến tình trạng rụng tóc quá mức ở nữ giới. Khoảng ⅔ nữ giới sẽ rụng tóc trong thời kỳ này, và khá ít người có thể giữ được mái tóc như xưa ở tuổi 65.
-
Căng thẳng, stress kéo dài
Nhiều chị em phụ nữ có thể rụng tóc do việc căng thẳng trong cuộc sống, trong công việc kéo dài. Việc căng thẳng liên tục khiến sức khỏe của cơ thể suy giảm, khiến cho làn da, mái tóc cũng dần yếu đi gây ra một số vấn đề như sạm da, lão hoá sớm, rụng tóc… Vì vậy, chị em nên để bản thân thư giãn bằng một số phương pháp như tập yoga, thiền. Nữ giới thường xuyên căng thẳng là tác nhân lớn làm tổn thương mầm tóc, giảm độ tái tạo, khiến tóc rụng nhiều hơn. Trị hói đầu ở nữ nên được chị em quan tâm, tránh để tình trạng rụng tóc kéo dài.
-
Thiếu dinh dưỡng
Như các bộ phận khác trên cơ thể thì tóc cũng cần khoáng chất và vitamin để ổn định nang tóc và giảm gãy rụng. Khi chế độ dinh dưỡng không cân bằng, điều này dẫn đến thiếu hụt các vitamin A, C, E, B5, B6, axit béo, sắt, kẽm và tóc khô xơ, chẻ ngọn và thậm chí khiến tóc bạc sớm. Do đó, để bảo vệ mái tóc khỏe đẹp, các bạn nữ cần có chế độ ăn uống khoa học bao gồm một lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng về đường, đạm, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, chị em nên nhớ uống hai lít nước mỗi ngày nữa nha, đây cũng được xem là một phương pháp trị hói đầu ở nữ vô cùng hiệu quả đó.
-
Sử dụng hoá chất
Phái nữ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất của thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc, và uốn tóc, dầu gội, dầu xả… đây cũng được xem là một trong những thủ phạm khiến nang tóc mảnh, yếu và dễ gãy rụng. Khi sử dụng hóa chất tạo kiểu và nhiệt độ từ máy làm tóc, lipid và keratin trong biểu bì sẽ bị phá vỡ, khiến tóc yếu đi và dễ gãy rụng. Vì thế, để hạn chế tóc gãy rụng dẫn đến tình trạng hói đầu thì nữ giới cần chú ý và lựa chọn các sản phẩm sử dụng cho tóc dựa trên những thành phần tự nhiên, và hạn chế tối đa sử dụng hoá chất lên da đầu.
-
Mang thai
Vào thời kỳ mang thai, estrogen tăng cao, gây ra sự thay đổi trong chu kỳ mọc tóc. Đến thời điểm này, phụ nữ có thể dễ dàng phát hiện ra rằng tóc của họ dài nhanh, chắc chắn, óng mượt và ít rụng. Tuy nhiên, sau khi sinh con, các bà mẹ sẽ thấy tóc rụng nhiều hơn, thậm chí là hói, tình trạng này chỉ là mang tính tạm thời hay ngắn hạn và tóc sẽ mọc lại sau đó.
-
Di truyền
Yếu tố gen di truyền được xem là nguyên nhân gây hói đầu ở nữ giới. Nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ bị hói thì có nguy cơ cao con cháu cũng sẽ bị hói.
-
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc như hoá trị, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai… cũng gây nguy cơ rụng tóc mất kiểm soát ở nữ giới gây nên tình trạng hói đầu.
-
Chấn thương do tai nạn
Khi cơ thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của nó, chẳng hạn như tai nạn, bệnh nặng, phẫu thuật,... chúng thay đổi chu kỳ mọc và phát triển của tóc và dẫn đến rụng tóc. Nhiều bệnh nhân sau khi trải qua bệnh nặng đã phải tiếp tục tìm hiểu về phương pháp trị hói đầu ở nữ nhằm cải thiện tình trạng phát triển của tóc.
Biểu hiện của hói đầu ở nữ giới
Hói đầu ở nữ giới ban đầu xuất hiện không rõ ràng. Giai đoạn này sẽ tiến triển khi tình trạng tóc thoái hoá ngày càng tăng lên, và giai đoạn mọc tóc ngày càng chậm lại, các nang tóc dần co lại khiến cho tóc yếu dần và dễ gãy rụng. Thông thường, việc rụng tóc từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày được xem là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu sợi tóc mỗi ngày tăng lên hơn 100 sợi mỗi ngày và tóc ngày càng yếu dần khiến da đầu dần lộ rõ ra hơn thì đó là lúc nữ giới cần phải chú ý và quan sát. Ở nam giới, hói đầu có thể xuất hiện theo hình dạng chữ U hay chữ M, tuy nhiên ở nữ giới hói đầu xuất hiện ở phần đỉnh đầu và ít có khả năng hói toàn bộ như nam giới. Một số biểu hiện mà nữ giới cần lưu ý:
-
Tóc dễ gãy rụng, thưa ở một số bộ phận hoặc một số đường chân tóc
-
Diện tích tóc rụng tăng lên, đi kèm với biểu hiện sợi tóc mỏng hơn
-
Có thể nhìn thấy rõ chân tóc, khoảng cách giữa các chân tóc lớn dần
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?
Hói đầu ở nữ giới được xem là tình trạng bệnh không đáng lo ngại vì có thể đó là tình trạng rụng tóc tạm thời do rối loạn nội tiết hoặc stress kéo dài gây ra, là tình trạng có thể cải thiện được và mất dần sau một thời gian cơ thể ổn định. Tuy nhiên, biểu hiện rụng tóc ở nữ giới cũng có thể phản ánh một số loại bệnh khác như tiểu đường, nấm da đầu, u tuyến giáp… Vì thế, phụ nữ khi phát hiện tóc rụng nhiều mất kiểm soát và không kịp mọc lại thì nên đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời trị hói đầu ở nữ. Để chẩn đoán bệnh hói đầu ở nữ giới, thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện các bước như:
-
Khám lâm sàng và tìm hiểu nguyên nhân gây ra hói đầu dựa trên thông tin trao đổi với bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị.
-
Xét nghiệm máu để xem nguyên nhân rụng tóc có thể đến từ các bệnh khác tiềm ẩn trong cơ thể hay không.
-
Sinh thiết da đầu được bác sĩ chỉ định đối với một số trường hợp đặc biệt, một phần nhỏ trên da đầu sẽ được làm kiểm tra giúp hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và xác định bệnh chính xác hơn.
Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị và có khả năng giảm tỷ lệ rụng tóc nhanh chóng hơn. Điều trị có thể bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với các phác đồ điều trị riêng cho từng thể trạng bệnh nhân. Có 2 loại thuốc phổ biến trị hói đầu được bác sĩ kê toa hiện nay:
-
Finasteride: Finasteride hỗ trợ ngăn chặn sự biến đổi của testosterone Ở nam giới, finasteride làm giảm nhanh chóng nồng độ dihydrotestosterone ở huyết thanh và da đầu, giúp giảm rụng tóc. Tuy nhiên, đây là loại thuốc điều trị rụng tóc và có ảnh hưởng cũng như để lại tác dụng phụ sau điều trị vì thế mà cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn và kê toa của bác sĩ. Thời gian điều trị với thuốc này cần từ 1-2 năm.
-
Minoxidil: Do tác dụng làm giãn mạch, nó từng được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra thêm một đặc điểm kích thích sự mọc tóc, nhưng cơ chế tác dụng của nó vẫn chưa rõ ràng (tác dụng này độc lập với tác dụng gây giãn mạch). Do đó, thuốc được sử dụng để điều trị rụng tóc. Đây cũng là loại thuốc phổ biến giúp trị hói đầu ở nữ được các bác sĩ tin dùng ngày nay.
Các phương pháp trị hói đầu tại nhà
Hói đầu được xem là tình trạng rụng tóc quá mức gây nên, nhiều chị em đã sống chung với tình trạng này bằng cách đội nón, dùng tóc giả… Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hói đầu tại nhà mà chị em có thể tham khảo:
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc
Việc điều trị bằng thuốc tây thường cũng để lại một số tác dụng phụ, tuy nhiên, để điều trị hói đầu từ bên trong thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể hẳn là liều thuốc trị hói đầu ở nữ hiệu quả, và an toàn nhất. Một số vitamin cần cho cơ thể như sắt, kẽm, magie, vitamin B, vitamin A, vitamin C,... giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong, đồng thời giúp tóc bóng mượt. Hãy tìm gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp.
-
Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia…
Hút thuốc có liên quan đến việc rụng tóc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do tác dụng gây viêm của chúng vào cơ thể, hút thuốc có thể làm tình trạng rụng tóc trở nên tồi tệ hơn và thậm chí có thể dẫn đến mất màu tóc. Vì lý do này, bạn nên ngừng hút thuốc. Mặc dù căng thẳng là điều bình thường, nhưng chúng có thể gây hại cho sức khỏe, bao gồm cả rụng tóc.
-
Xây dựng lối sống lành mạnh
Thường xuyên tập thể dục, giúp bản thân thư giãn, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng… là những phương pháp tuyệt vời giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại trong đó có các vấn đề về tóc. Việc xây dựng lối sống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh tật, từ đó giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, các vấn đề về sức khoẻ cũng từ đó được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chăm sóc tóc đúng cách, sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho da có thành phần từ thiên nhiên.
Bài viết mong rằng qua đây bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân cũng như một số phương pháp điều trị hói đầu nữ tại nhà. Mọi chi tiết về dịch vụ điều trị hói đầu tại Pro Skin, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline để được tư vấn miễn phí.