Rụng tóc và hói đầu là một vấn đề mà rất nhiều nam giới lo lắng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể làm giảm sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này không phải là không có giải pháp, và thực tế đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rụng tóc và hói đầu ở nam giới. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc nhận thấy dấu hiệu của hói đầu, đừng quá lo lắng. Hãy dành chút thời gian để đọc bài viết sau đây để có được thông tin chi tiết về nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu, các biện pháp ngăn ngừa cũng như phương pháp trị hói đầu nam để bạn khôi phục lại mái tóc và sự tự tin.
Thế nào gọi là hói đầu ở nam giới?
Chứng hói đầu ở nam giới (rụng tóc do androgen) là một loại rụng tóc ảnh hưởng đến nam giới khiến tóc trên vùng da đầu bị rụng và sẽ không mọc lại được. Các dấu hiệu khác của chứng hói đầu ở nam giới bao gồm tóc mỏng và đường chân tóc lùi xa hơn về phía sau trên đầu (đường chân tóc tụt dần).
Nếu nhận thấy tóc mình mỏng hơn trước, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng mình không đơn độc. Chứng hói đầu ở nam giới ảnh hưởng đến phần lớn nam giới ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ:
- Có khoảng 25% nam giới mắc chứng hói đầu do di truyền và tóc bắt đầu rụng trước tuổi 21.
- Khi 35 tuổi, khoảng 66% nam giới sẽ bị rụng tóc ở một mức độ nào đó.
- Khi 50 tuổi, khoảng 85% nam giới sẽ có mái tóc thưa hơn một cách đáng kể.
Các giai đoạn hói đầu ở nam giới
Có bảy giai đoạn hói đầu ở nam giới theo thang đo Hamilton-Norwood:
- Giai đoạn 1: Tóc rụng ít, không rụng hoặc đường chân tóc bị lùi dần.
- Giai đoạn 2: Rụng tóc nhẹ ở phần hai bên thái dương.
- Giai đoạn 3: Phần tóc hai bên thái dương bị tụt sâu và có thể tạo thành hình giống chữ “M” hoặc chữ “U”.
- Giai đoạn 4: Đường chân tóc bị tụt rất sâu và rụng tóc ở phần đỉnh đầu.
- Giai đoạn 5: Đường chân tóc tụt xuống, nối với chỗ hói trên đỉnh đầu.
- Giai đoạn 6: Phần tóc giữa thái dương bị thưa đi hoặc biến mất hoàn toàn.
- Giai đoạn 7: Phần đỉnh đầu không có tóc và có một dải tóc mỏng quanh một bên đầu.
Do đâu mà nam giới bị hói?
Việc nam giới mắc chứng hói đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên do. Sau đây sẽ là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:
- Di truyền
- Tuổi tác (càng lớn tuổi càng có khả năng bị hói)
- Rối loạn nội tiết tố và mắc các bệnh lý
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị (điều trị ung thư, trầm cảm, huyết áp,...)
- Phải chịu áp lực trong thời gian dài
- Chế độ ăn uống không đầy đủ
- Sử dụng hóa chất lên tóc như thuốc nhuộm, uốn, duỗi,...
- Có thói quen sống không lành mạnh (đi ngủ khi tóc ướt, uống nhiều rượu bia, hút thuốc,...)
- Những nguyên do khác
Điều gì gây ra hói đầu ở nam giới?
Đại đa số nam giới bị hói đầu do di truyền, hay còn được gọi là chứng rụng tóc nội tiết tố. Đặc điểm di truyền này có xu hướng khiến nam giới có chân tóc thưa dần. Bên cạnh đó, phần tóc ở đỉnh đầu bị thưa là do sự nhạy cảm di truyền với sản phẩm phụ của testosterone là dihydrotestosterone (DHT), khiến nang tóc có xu hướng co lại theo thời gian. Đến khi các nang tóc đó ngày càng nhỏ đi, “tuổi thọ” của mỗi sợi tóc cũng sẽ ngắn hơn và cuối cùng sẽ không thể mọc lại được nữa.
Với chứng hói đầu ở nam giới, tình trạng rụng tóc thường diễn ra theo một quy luật có thể dự đoán được. Có hai kiểu rụng tóc phổ biến nhất bao gồm:
- Tóc bắt đầu thưa trên đỉnh đầu và quanh vùng thái dương. Kiểu này cuối cùng có thể khiến tóc có hình như “móng ngựa” - quanh hai bên và sau đầu.
- Tóc bắt đầu rụng dần từ phía trước chân tóc, đẩy chân tóc lùi xa về phía sau đầu.
Mức độ và sự tiến triển của chứng hói đầu ở nam giới được đánh giá theo hệ thống phân loại Norwood như đã nêu ở trên. Rụng tóc do một số loại thuốc thường chỉ là tạm thời. Vì vậy nên khi bạn ngừng dùng thuốc, tóc sẽ mọc trở lại. Một số loại thuốc được biết có liên quan đến việc trị hói đầu nam bao gồm:
- Thuốc hóa trị
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Thuốc chống đông máu như heparin và warfarin
- Thuốc trị mụn như isotretinoin (Accutane)
- Thuốc chống nấm, đặc biệt là voriconazole
- Thuốc huyết áp như thuốc chẹn beta và thuốc ức chế ACE
- Thuốc chống trầm cảm như sertraline (Zoloft) và fluoxetine (Prozac)
- Thuốc giảm cholesterol như simvastatin (Zocor) và atorvastatin (Lipitor)
Những cách trị hói đầu nam hiệu quả nhất
Bạn có thể tham khảo những cách trị hói đầu nam dưới đây và nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để tìm ra được phương pháp phù hợp nhất.
Thuốc
- Thuốc Minoxidil: thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm chậm quá trình hói đầu và kích thích các nang tóc mọc trở lại. Minoxidil cần 4 – 12 tháng để tạo ra hiệu quả rõ rệt. Nếu bạn ngừng sử dụng thuốc, tóc sẽ rụng trở lại.
- Thuốc Finasteride: giúp làm chậm quá trình hói đầu, hoạt động bằng cách ngăn chặn việc sản xuất hormone nam gây rụng tóc. Loại thuốc này có hiệu quả cao hơn Minoxidil. Tóc sẽ rụng lại nếu bạn ngưng dùng thuốc.
Điều trị bằng laser
Đây là phương pháp ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật cấy tóc. Dùng tia laser có xung năng lượng cực thấp để tăng tuần hoàn máu ở da đầu, kích thích phát triển nang tóc.
Huyết tương tiểu cầu
Bác sĩ da liễu sẽ lấy máu từ cơ thể, xử lý và tiêm vào da đầu để kích thích mọc tóc. Phương pháp trị hói đầu nam này có thể đi kèm một số tác dụng phụ như đau, kích ứng da đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Phẫu thuật cấy tóc
Cấy tóc là một phương pháp khá phổ biến để điều trị hói đầu nam. Hai quy trình cấy tóc phổ biến nhất hiện nay là cấy đơn vị nang (FUT) và chiết đơn vị nang (FUE).
- Cấy đơn vị nang (FTU): phương pháp tách một mảnh da đầu có nang tóc khỏe mạnh và cấy chỗ hói. Phần da này được chia thành hàng trăm mảnh nhỏ, sau đó ghép vào các phần của da đầu nơi tóc không mọc.
- Chiết đơn vị nang (FUE): bác sĩ sẽ lấy các nang tóc khỏe mạnh ra khỏi da đầu, sau đó tạo các lỗ nhỏ nơi tóc rụng nhiều và cấy vào đó, giúp tóc sẽ mọc đều trên đầu.
Lăn kim
Phương pháp này sẽ được lựa chọn khi các cách trên không có hiệu quả. Lăn kim là dùng nhiều mũi kim nhỏ tạo các vi điểm trên da, sau đó đưa thuốc vào sâu bên trong để nang tóc được phục hồi.
Có thể ngăn ngừa tình trạng hói đầu ở nam giới không?
Chứng hói đầu ở nam giới thường là tình trạng di truyền, vì vậy để khắc phục tình trạng rụng tóc mà không cần phẫu thuật là rất khó. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa tình trạng này khi có dấu hiệu tóc mỏng đi. Finasteride và Rogaine là hai phương pháp điều trị được biết đến có thể ngăn ngừa chứng rụng tóc. Nếu bạn ngừng sử dụng thuốc, tóc sẽ tiếp tục bị rụng đi. Hãy tìm đến bác sĩ da liễu về việc những loại thuốc này có thể phù hợp với bạn hay không.
Ngoài những cách trên, để giữ tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa rụng tóc do các nguyên nhân khác, hãy thử những cách sau:
- Mát-xa da đầu thường xuyên để kích thích mọc tóc.
- Bỏ thuốc lá. Một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc có thể liên quan đến rụng tóc.
- Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc thực hiện các bài tập thở sâu.
- Lên một chế độ dinh dưỡng cân bằng giàu protein, sắt và vitamin.
- Đổi thuốc. Nếu bạn cho rằng thuốc của mình có thể gây rụng tóc, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm được các lựa chọn khác có hiệu quả hơn.
Hãy tham khảo các ý trên để tìm được biện pháp phù hợp với bản thân, vì cơ thể của mỗi người là khác nhau. Chúc bạn có thể thành công trong việc đối phó với tình trạng hói đầu nhé!