Mar 27, 2024

Ngứa ngáy, da bong tróc, dày sừng, nổi mụn nước li ti… là những dấu hiệu ban đầu bệnh viêm da. Nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân vẫn rất “mơ hồ” về nguyên nhân cũng như cách trị viêm da hiệu quả. Bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Định nghĩa bệnh viêm da

Viêm da là tình trạng chung chỉ sự kích ứng của da. Chúng có rất nhiều nguyên nhân cũng như nhiều tình trạng khác nhau và thường triệu chứng ban đầu sẽ là ngứa, rát, khô da, phát ban. Hoặc có thể chúng làm cho da trở nên dày sừng, bong tróc, nặng hơn là làm cho da nổi mụn nước li ti, chảy dịch. 

Một số loại viêm da thường gặp đó là viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa. Viêm da thường không có tính lây nhiễm, tuy nhiên chúng khiến người bệnh thấy khó chịu. Bên cạnh đó, việc giữ ẩm thường xuyên cho da sẽ giúp bạn kiểm soát được căn bệnh này một cách dễ dàng hơn. Tình trạng viêm da sẽ diễn biến theo từng mùa, từng giai đoạn hay từng độ tuổi. Có những loại viêm da chỉ xảy ra khi còn là trẻ em tuy nhiên có những trường hợp bệnh chỉ diễn ra ở độ tuổi trưởng thành. Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm da còn chưa được xác định rõ, tuỳ vào mỗi loại viêm da nguyên nhân gây ra cũng sẽ khác nhau. Vì vậy để tìm cách trị viêm da hiệu quả người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần xác định được loại bệnh cũng như biết được nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp. 

Các loại viêm da thường gặp

  • Viêm da cơ địa

Đây là loại bệnh viêm da với những cơn ngứa kéo dài, việc ngứa và thường xuyên gãi khiến lớp da dày sừng, bong tróc. Để biết rõ nguyên nhân cũng như cách trị viêm da này là rất khó. Tuy nhiên, theo một số thống kê cho rằng đa phần người mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ có yếu tố di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, hen suyễn. Bệnh viêm da cơ địa được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và cận lâm sàng. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán và thăm khám kịp thời tránh trường hợp tự ý dùng thuốc bôi lên vùng da đang bị kích ứng có thể sẽ gây nên tình trạng kích ứng thuốc, hay nhiễm trùng da. Một số vị trí trên cơ thể thường gặp như vị trí có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, khuỷu chân); trẻ em có thể bị ở mặt, má, quanh miệng, da đầu… 

  • Viêm da tiếp xúc 

Đây cũng là một trong những loại bệnh viêm da thường hay gặp khi da tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, kim loại, phấn hoa, các cây có độc, nước sơn… Cũng chính vì vậy mà những người thường xuyên là việc và tiếp xúc với những dị nguyên này thường hay mắc loại viêm da này. Ngoài ra, viêm da tiếp xúc có thể cũng do sử dụng một số loại thuốc gây nên như các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh, benzocaine… Vì vậy, cũng như các loại bệnh viêm da khác trước khi muốn tìm ra cách trị viêm da tiếp xúc cần được xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh và không tiếp xúc với nguyên nhân đó nữa. 

viêm da tiếp xúc

  • Viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã là tình trạng viêm da xuất hiện ở những vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ (như da đầu, da mặt, xương ức) hoặc những vùng da dày và khô. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông, có diễn biến dai dẳng rất khó để điều trị dứt điểm. Theo thống kê, thì viêm da tiết bã vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể tuy nhiên có một số yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh như tình trạng da thuộc loại da nhờn và tiết dầu nhiều, ảnh hưởng của hormone (tình trạng bệnh gặp nhiều ở nam hơn là nữ), yếu tố di truyền, stress, căng thẳng về thể chất, người mắc bệnh Parkinson, rối loạn nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, suy giảm hệ miễn dịch… 

  • Viêm da thần kinh

Triệu chứng của viêm da thần kinh là các mảng da dày, có vảy ở khu vực cánh tay, chân, sau gáy, da đầu, dưới chân, mu bàn tay. Những vùng da này có thể rất ngứa, đặc biệt là khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ khi gãy chúng có thể chảy máu và bị nhiễm trùng. Thường chúng chỉ ngứa ở một vùng nhỏ, sau đó nếu không có cách chữa trị  viêm da hiệu quả thì có thể ngứa lây sang các vùng da lân cận. Nguyên nhân gây nên viêm da thần kinh là do căng thẳng, suy nhược thần kinh, thường những người có tiền sử bị viêm da dị ứng hay viêm da tiếp xúc cũng có khả năng mắc bệnh viêm da thần kinh. 

  • Chàm đồng xu/ đồng tiền

Loại chàm này thường xuất hiện các đốm hình tròn, ngứa rất nhiều và đóng vảy. Bệnh liên quan đến suy giảm chức năng bảo vệ tự nhiên của da. Nguyên nhân gây nên chàm đồng xu chưa rõ ràng, một số yếu tố có khả năng gây khởi phát bệnh là do côn trùng cắn, dị ứng với kim loại hoặc quá chất, cơ địa có da khô, có tiền sử mắc các bệnh viêm da, hen suyễn. 

Các cách trị viêm da

Viêm da là bệnh ngoài da mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy mà người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần phải biết cách chăm sóc, cũng như phương pháp điều trị phù hợp để tránh gây biến chứng, để lại hậu quả nghiêm trọng gây mất thẩm mỹ. 

  • Điều trị tại nhà

Việc tự điều trị tại nhà chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh, và cải thiện tình trạng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng để tránh gây nhiễm trùng, hay bội nhiễm. 

- Giữ ẩm da: điều kiện tiên quyết để giúp điều trị bệnh viêm da là giữ ẩm da, da ẩm sẽ giảm được tình trạng khô da, ngứa da, bong tróc. 

- Tránh tiếp xúc với các hoá chất: việc hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng da như thuốc nhuộm tóc, chất hoá học, nước sơn, lông động vật, phấn hoa,... với việc tránh xa các chất này giúp cho giảm các triệu chứng bệnh. 

- Hạn chế tắm với nước quá nóng hay quá lạnh: nước quá nóng hay quá lạnh sẽ làm mất độ ẩm của da. 

- Giảm căng thẳng: khi cơ thể căng thẳng, hay rơi vào trạng thái stress thì tình trạng bệnh viêm da sẽ trở nên nặng hơn hay có nguy cơ tái phát. 

- Xây dựng lối sống lành mạnh: bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, ngoài ra giúp các vết thương, viêm da mau lành hơn. Ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể cũng từ đó mà có thể hồi phục nhanh chóng hơn

  • Điều trị bằng thuốc 

Tình trạng viêm da nếu được kịp thời thăm khám và điều trị với bác sĩ sẽ giảm thiểu được tình trạng biến chứng, cũng như các dị ứng thuốc trong quá trình điều trị bệnh. 

- Khám lâm sàng và cận lâm sàng: thường bệnh viêm da các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp qua các dấu hiệu, các vết viêm da trên cơ thể bệnh nhân rồi từ đó tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu chính xác của loại bệnh viêm da mà bệnh nhân đang mắc phải. 

- Xét nghiệm, đưa ra phác đồ điều trị: để xác định rõ hơn về thể bệnh, cũng như tìm ra yếu tố gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra được phác đồ điều trị và phòng bệnh

- Thuốc bôi ngoài da có chứa corticosteroid: bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc bôi để giảm viêm tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp với bạn. 

Bệnh viêm da là bệnh mãn tính có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy, bạn cần thăm khám và tư vấn kịp thời của bác sĩ để được hướng dẫn và đưa ra cách trị viêm da phù hợp nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ về hotline hoặc fanpage để được hỗ trợ tư vấn nhé. 

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

Yêu cầu tư vấn