Bệnh nấm da là tình trạng da liễu không quá xa lạ đối với nhiều người, nhưng đừng vì vậy mà chủ quan vì có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cả vẻ bề ngoài, gây khó chịu cho người mắc phải. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh nấm da cũng như những cách để chữa bệnh qua bài viết sau đây nhé!
Có những loại bệnh nấm da nào? Ở đây có cách điều trị nấm da hiệu quả
Vì sao bệnh nấm da thường thấy ở nhiều người?
Nấm da là một vấn đề da liễu vô cùng phổ biến vì nước ta có khí hậu nóng ẩm, là điều kiện rất thuận lợi cho nấm phát triển. Các bệnh nấm da thường gặp là nấm kẽ, hắc lào, lang ben ...
Điều kiện để bệnh nấm da dễ tiến triển hơn là môi trường nóng ẩm
Nấm không thể tự tạo ra chất dinh dưỡng nên phải sống ký sinh lên trên thực vật, động vật (chó, mèo, trâu bò...) và con người. Con người có thể bị nhiễm nấm từ môi trường (không khí, đất, cây cối), từ động vật hoặc lây từ người bệnh.
Các yếu tố làm tăng thêm nguy cơ bị bệnh nấm da gồm: ra nhiều mồ hôi, thời tiết nóng ẩm, sức đề kháng kém, rối loạn nội tiết, da ẩm ướt, ít vệ sinh da, mặc quần áo chật, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc kháng sinh lâu dài.
Những nguyên nhân chủ yếu gây nấm da
Nấm da thường xuất hiện do các nguyên nhân sau:
- Chạm vào vùng da bị nấm của chính mình hoặc người khác.
- Tiếp xúc với động vật đang bị nấm, đặc biệt là chó và mèo.
- Dùng chung đồ cá nhân với người bị nấm như quần áo, lược, khăn tắm...
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
- Sống và làm việc trong môi trường bị ẩm ướt, nóng bức là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển.
- Hệ miễn dịch yếu, thường gặp ở người già, trẻ em, người bị tiểu đường, HIV/AIDS hoặc đang chữa ung thư.
Các loại bệnh nấm da phổ biến
Sau đây là một số loại bệnh nấm da thường gặp nhất.
Nấm hắc lào
Gây ra bởi các loại nấm Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, tạo thành các vết tròn như đồng xu, viền có mụn nước nhỏ, bong vảy nhẹ và lan rộng dần. Người bệnh cảm thấy ngứa, đặc biệt khi ra mồ hôi. Dù không nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể trở thành mãn tính, gây viêm da.
Hình dạng nấm hắc lào, một bệnh nấm da thường gặp
Nấm kẽ chân/tay (nước ăn chân)
Thường gặp ở người làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc đi giày thường xuyên do nấm Epidermophyton và Trichophyton gây ra. Ban đầu, da bị bong vảy nhẹ, xuất hiện bợn trắng, sau đó sẽ lan rộng, gây ngứa và nổi các nốt mụn nước. Nấm này dễ nhầm với tổ đỉa hoặc Eczema, nên bạn cần kiểm tra kỹ để điều trị đúng.
Nấm lang ben
Hay gặp ở thanh thiếu niên, người có da dầu. Do nấm Pityrosporum Ovale sống ở trong nang lông tuyến bã, nên sẽ phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Biểu hiện sẽ là các đốm tròn nhỏ màu trắng, nâu hoặc hồng, gây ngứa ngáy, nhất là khi nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bệnh này khá dễ tái phát nếu bạn không biết cách kiểm soát tốt.
Làm sao để điều trị các bệnh nấm da này?
Để chữa khỏi bệnh nấm da, cần xác định được đúng loại nấm và mức độ bị nhiễm. Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp vùng da đang bị nấm hoặc chỉ định xét nghiệm để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Hiện nay, thuốc trị nấm rất đa dạng như thuốc uống, kem bôi, thuốc xịt, dung dịch lỏng và thuốc tiêm. Cơ chế chung của các loại thuốc này là phá hủy thành tế bào nấm để loại bỏ được tình trạng da này.
Sử dụng thuốc bôi là một trong những cách xử lý nấm da là nổi tiếng nhất
Các loại thuốc trị nấm da phổ biến:
- Thuốc bôi ngoài da: Dùng chủ yếu để trị nấm da đầu và nấm móng, chứa các hoạt chất như econazole, clotrimazole, amorolfine, miconazole, … Một số trường hợp cần kết hợp với kem chứa steroid nhẹ để giảm viêm.
- Dầu gội trị nấm: Thường chứa ketoconazole, giúp điều trị nấm da đầu và một số bệnh lý về da.
- Thuốc đặt trị nấm: Chủ yếu dùng cho vùng âm đạo, thường có dạng viên nén với các hoạt chất như econazole, clotrimazole, fenticonazole và miconazole.
- Thuốc trị nấm miệng: Dạng gel hoặc dung dịch, dùng để điều trị nấm Candida trong miệng và cổ họng.
- Thuốc tiêm trị nấm: Sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm nặng, bác sĩ da liễu có thể chỉ định các thuốc như Anidulafungin, Itraconazole, Amphotericin, Caspofungin… Những loại thuốc này chỉ sử dụng tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa.
Sử dụng thuốc trị nấm da cần lưu ý những gì?
Nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn thuốc kháng sinh với thuốc trị nấm. Thực tế, kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng diệt nấm. Lạm dụng kháng sinh còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho nấm da phát triển ngày một mạnh hơn.
Bạn nên tìm đến các cơ sở khám da liễu uy tín để được bác sĩ da liễu lên phác đồ điều trị phù hợp. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Pro Skin là một địa chỉ đáng tin cậy, có thể điều trị bệnh nấm da một cách hiệu quả và an toàn. Vậy nên đừng ngần ngại, hãy liên hệ Pro Skin để đặt lịch khám với bác sĩ nhé!
Tin liên quan
Feb 28, 2024
Mar 27, 2024
Aug 03, 2024