Chàm thể tạng rất thường gặp, khi xuất hiện sẽ gây các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da.Vậy nguyên nhân do đâu? Biểu hiện là gì? Cách điều trị thế nào? Hãy cùng Pro Skin tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Chàm thể tạng là gì?

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa là một bệnh về da do cơ địa khá phổ biến. Là một bệnh lý da ngứa, mãn tính, thường gặp ở trẻ em nhưng có thể xuất hiện ở bất kì tuổi nào và thường gặp ở những người có “cơ địa dị ứng” và có tiền căn gia đình. Đối tượng nào cũng có thể bị, trong đó trẻ nhỏ là dễ mắc bệnh nhất. Theo thống kế, tỉ lệ trẻ dưới 7 tuổi mắc bệnh rơi vào khoảng 20 %, trẻ từ 7 – 16 tuổi là 18%, trong khi đó tỉ lệ người lớn mắc bệnh chỉ khoảng từ 1 – 3%, chủ yếu khởi phát do khi còn nhỏ đã từng mắc bệnh này.

Mặc dù bệnh chàm này có thể lây lan và xuất hiện bất kỳ trên bộ phận nào trên cơ thể, nhưng bệnh thường xuất hiện trên ở hai gò má, khuỷu tay, đầu gối, mặt, cổ và da đầu,…

Ở người lớn, triệu chứng bệnh có thể khác nhau. Nhìn chung, tình trạng da bị lây lan như chàm thể trạng ở trẻ, nhưng khô từng mảng da ở vùng da dày hơn.

em bé

Nguyên nhân gây chàm thể tạng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này hiện vẫn chưa được xác định, song nhiều yếu tố được cho là tạo cơ hội cho bệnh khởi phát như sau:

  • Dị ứng: Khi bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, hệ miễn dịch xảy ra phản ứng thái quá gọi là dị ứng. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn vi nấm xâm nhập và gây ra các bệnh lý về da.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu, nếu cha mẹ mắc bệnh chàm này thì trẻ sinh ra hơn 75% nguy cơ sẽ có bệnh này. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… thì bạn cũng có nguy cơ bị cao hơn.
  • Môi trường sống: Các yếu tố như nhiệt độ thấp, môi trường ô nhiễm hay có chứa nhiều yếu tố dị nguyên cũng khiến cho bệnh chàm này có cơ hội khởi phát.
  • Giới tính: Theo thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh chàm này cao hơn nhiều so với nam giới.

Ngoài những yếu tố kích hoạt bệnh khởi phát nêu trên thì các yếu tố dưới đây góp phần khiến triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng nề hơn:

  • Da khô do tắm lâu với nước nóng hoặc chăm sóc da không đúng cách
  • Khí hậu: Quá nóng hoặc lạnh, hanh khô
  • Ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh: bột giặt, xà bông, thuốc tẩy rửa...
  • Thay đổi nội tiết
  • Sang chấn tâm lí
  • Vấn đề nhiễm trùng.

Biểu hiện của chàm thể tạng như thế nào?

Biểu hiện của chàm thể tạng là các đợt viêm cấp với các mảng da đỏ, có mụn nước trên bề mặt, ngứa nhiều, rỉ dịch. Giữa các đợt viêm cấp tính, da có thể bình thường hoặc có tình trạng chàm mạn tính biểu hiện là da khô, tróc vảy, một số vùng da dày và ngứa.

Biểu hiện chàm có thể khác nhau tuỳ lứa tuổi:

1. Ở trẻ nhỏ, trước độ tuổi đi học:

Khi trẻ bắt đầu có thể di chuyển (trườn, bò), chàm khu trú hơn và da vùng chàm thường dày hơn do trẻ cào gãi nhiều. Chàm lúc này thường biểu hiện ở mặt duỗi của khớp, đặc biệt là cổ tay, cổ chân, đầu gối, cù chỏ. Đôi khi chàm xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Khi trẻ lớn hơn nữa, vị trí của chàm bắt đầu di chuyển vào vùng mặt gấp (nếp) nhiều hơn là vùng mặt duỗi

2. Ở trẻ độ tuổi đi học:

Với những trẻ lớn hơn ở độ tuổi này, chàm thường ở các nếp khuỷu. Vị trí khác thường gặp là ở mi mắt, vành tai, cổ và da đầu. Những trẻ này cũng có thể bị chàm với những mụn nước sâu ở lòng bàn tay hay bàn chân gọi là chàm tổ đỉa.

Hầu hết tình trạng chàm sẽ cải thiện dần theo thời gian, và hết hẳn khi trẻ đến lứa tuổi thanh thiếu niên dù chức năng hàng rào bảo vệ da không bao giờ trở về bình thường hoàn toàn.

3. Ở người lớn:

Đối với người lớn có thể biểu hiện ở nhiều thể khác nhau. Một số người có thể tiếp tục bị chàm lan toả như ở trẻ nhỏ nhưng da khô hơn và nhiều vị trí da dày hơn. Trong khi hầu hết sẽ biểu hiện chàm khu trú, dai dẳng thường ở tay, mi mắt, nếp gấp hoặc núm vú.

Điều trị chàm thể tạng như thế nào?

Biện pháp chung

  • Người bệnh không nên dùng các loại xà phòng có nhiều bọt, nhiều chất tẩy rửa và nhiều hương liệu. Các thành phần này đều dễ gây kích ứng cho da chàm. Xà phòng chỉ nên dùng ở những vùng có nhiều vết bẩn vật lý, mùi cơ thể như vùng nách, bệnh và chân. Chỉ nên dùng xà phòng ngay trước khi kết thúc tắm và phải xử thật sạch với nước.
  • Về chất liệu quần áo sử dụng, bệnh nhân chàm nên lựa chọn chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt. Các loại vải sợi bông, sợi acrylics dễ gây ngứa khi cọ xát với da. Hơn nữa, các chất liệu này khó thấm hút mồ hôi, khiến da ẩm ướt, nóng. Điều này khiến da bị kích ứng, ngứa và tình trạng càng tồi tệ hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loài động vật vì lông của chúng có thể khiến da dị ứng nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm da thể tạng thông qua cơ chế gây dị ứng. Các phản ứng thức ăn có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau 1-2h, thậm chí là sau 1-2 ngày.

chàm thể tạng ở người lớn

1. Dưỡng ẩm da

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị bởi việc giữ ẩm cho da sẽ giúp cho bệnh không lan rộng và chuyển biến xấu.

Bên cạnh đó, giữ cho da ở trạng thái tốt nhất còn giúp cải thiện triệu chứng khô ráp hay bong tróc da; đồng thời tình trạng đỏ rát hay ngứa cũng có xu hướng thuyên giảm dần.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất thoa kem sau khi tắm khoảng ba phút để da có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. 

2. Dùng thuốc steroids

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng nhóm thuốc steroids khi các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da không đáp ứng được triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc steroids phù hợp.

Khi sử dụng thuốc, bạn cần hết sức cẩn trọng, phải theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ bởi nếu dùng liều cao kéo dài sẽ rất dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

3. Thuốc chống dị ứng

Bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc chống dị ứng trong những trường hợp cần thiết để khắc phục triệu chứng ngứa/sưng viêm.

  • Đối với trẻ em có thể dùng các thuốc như: Atarax, Phenergan, Chlorpheniramin
  • Đối với người lớn có thể dùng các thuốc sau đây: Prima, Femstil, Zyrtec, Semprex, Telfast.

Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về để điều trị hay thay đổi liều nếu bác sĩ không yêu cầu. Đặc biệt, nếu bệnh nhân là trẻ em thì cha mẹ phải theo dõi sát sao quá trình trẻ uống thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.

4. Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh Tây y thì Đông y cũng là liệu pháp điều trị rất hiệu quả. Sử dụng các bài thuốc Nam phối kết hợp cùng nhiều loại thảo dược khác nhau tạo nên dược lực mạnh mẽ, tác động sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây khởi phát các triệu chứng.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chú trọng điều dưỡng toàn bộ cơ thể, phục hồi chức năng các tạng phủ nhằm nâng cao thể trạng, sức đề kháng giúp bệnh nhân chống lại sự tái phát bệnh.

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn