Bệnh chàm đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vì nỗi sợ tái phát không kiểm soát được. Mời các bạn đọc qua bản tin dưới đây của Pro Skin để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh da “khó chiều" này.

Nhận biết đúng bệnh chàm 

Bệnh chàm dễ bị nhầm lẫn với bệnh vảy nến, vì hình thái bong tróc khá giống nhau. Vậy nên phải hiểu rõ được hình thái của từng loại để chữa trị chàm - đúng mục tiêu và đỡ mất thời gian vô ích.

1. Bệnh vảy nến:

Thương tổn xuất hiện dạng giọt nước, có sưng viêm to đến 10cm. Khi bị nặng có thể chảy máu, đau đớn nhiều, có thể ngứa hoặc không. Thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc và co gấp nhiều như đầu gối, khuỷu tay. Bệnh vảy nến không được phát hiện và chữa trị sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác do tác động đến chuyển hoá khi bệnh nhân tự điều trị bằng thuốc sai cách

bệnh vẩy nến

Hình ảnh bệnh vẩy nến

2. Bệnh chàm:

Đầu tiên là sẩn đỏ, ngứa ngáy và xuất hiện mụn li ti kích thước nhỏ. Sau đó đốt mụn có thể vỡ và đóng vảy khô, rồi xuất hiện bong da và hình thành lớp da mới ngay liền dưới. Bệnh chàm gây mất thẩm mỹ, tạo áp lực tinh thần cho cuộc sống hằng ngày của người mắc, nếu không được điều trị sớm sẽ trở thành bệnh mãn tính.

Image

Bệnh chàm khi khởi phát

Các mức độ bệnh chàm: 

3 giai đoạn chính với miêu tả dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết mức độ bệnh và nhanh chóng đến cơ sở da liễu điều trị kịp thời bạn nhé:

1. Giai đoạn cấp tính: các dấu hiệu thương tổn lan rộng ra, mụn nước to dần và không tự kiểm soát được. Bệnh nhân thường khá hoảng loạn và phải đến ngay bác sĩ da liễu để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không tin vào các lời quảng cáo ảo dịu trên mạng để tự uống thuốc.

2. Giai đoạn bán cấp: mụn nước bị vỡ do gãi liên tục, lúc này người mắc sẽ rất lúng túng vì không thể giải quyết nốt vỡ, cũng như lo sợ việc dịch tiết gây lây lan các vùng khác, và khi vỡ có thể xuất hiện vết thương hở nên không được tự ý bôi các loại thuốc tại nhà có sẵn vì có thể không còn phù hợp. Cũng như không “đắp lá" hay các loại thảo mộc.

3. Giai đoạn mãn tính: khi không được chữa trị chàm theo liệu trình, chúng tiếp tục kéo dài và gây ảnh hưởng thẩm mỹ, cực kỳ khó khăn trong quá trình điều trị vì lúc này có thể bệnh đã kéo dài từ 4-6 tuần mà không có can thiệp nào của bác sĩ

Nếu bạn đang gặp chàm trong giai đoạn nhạy cảm của cơ thể, còn có thể gặp các triệu chứng dị ứng khác đi kèm như viêm mũi, mất ngủ, khó chịu trong người.

Các loại viêm da có thể gặp khi mắc bệnh chàm

Bạn có biết không? Bệnh chàm là một tên gọi chung cho các bệnh có cùng triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc và không tìm được nguyên căn, cũng như có cùng cách phòng bệnh, bảo vệ tương tự nhau.

Để bạn có thể theo dõi chính xác phân loại bệnh mắc phải trong hàng loạt các triệu chứng ở khác mức độ biểu hiện, vùng da khác nhau. Pro Skin gợi ý cho bạn một số phân loại chính trong bệnh chàm:

  • Chàm thể tạng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da bàn tay bàn chân
  • Viêm da thể đồng tiền
  • Viêm da thần kinh
  • Viêm da tiết bã 

Bệnh chàm vốn không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng cực kỳ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và học tập của người mắc. Trẻ em nếu mắc chàm còn bị tự ti và ngại đến trường. Người lớn thì phải kiêng dè trong ăn uống và di chuyển. Bệnh không lây lan nhưng có tính di truyền, gia đình có ông bà bố mẹ bị chàm thì con cái có phần trăm mắc cao hơn nhưng người khác. Bên cạnh đó, nếu không chữa trị chàm đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến các vùng da lân cận, làm trầm trọng thêm bệnh chàm. 

chàm thể tạng

Chàm thể tạng gặp ở trẻ em khá phổ biến

Chữa trị chàm cấp tốc tại nhà?

Đây là một câu hỏi được mọi người tìm kiếm rất nhiều, nhưng thật không may, bệnh chàm không thể tự chữa trị dứt điểm và cũng không thể dứt cơn phát viêm da nếu không có sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ da liễu. Bác sĩ giúp bạn đánh vào 2 yếu tố của bệnh chàm là dị nguyên và cơ địa, giúp dứt điểm sớm đợt phát, hạn chế tối thiểu khả năng trở thành bệnh mãn tính cùng các thương tổn không nên xuất hiện. 

Dưới đây là 3 nguyên tắc trong chữa trị chàm:

1. Tránh xa yếu tố dị nguyên gây dị ứng nếu có

2. Về yếu tố cơ địa: tăng cường sức đề kháng để tạo hàng rào miễn dịch

3. Thuốc uống và bôi để điều trị triệu chứng

Tin vui là dù bạn không thể tự điều trị, nhưng bạn hoàn toàn có thể giúp bản thân giảm nhẹ các triệu chứng tại nhà để hỗ trợ tốt cho quá trình khỏi bệnh, cũng như ngăn ngừa tái phát về sau. 

  • Chăm sóc dịu nhẹ và dưỡng ẩm da, tăng hàng rào miễn dịch cho làn da của bạn: da cơ thể thường bị bỏ quên cho đến khi nó phát tín hiệu, cho nên việc bạn tìm cho da của mình một loại kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ làn da
  • Giữ vệ sinh cơ thể, luôn sử dụng nguồn nước sạch để tắm và rửa mặt hằng ngày
  • Quần áo với chất liệu từ thiên nhiên 100% cotton hoặc linen sẽ thích hợp cho những làn da nhạy cảm
  • Sử dụng sổ tay “dị ứng" để ghi lại các tác nhân có thể khiến bạn “phát điên" vì ngứa hoặc bùng cơn viêm da bất chợt
  • Uống nhiều nước để thận thanh lọc cơ thể thật tốt mỗi ngày
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ nếu bạn đang ở trong liệu trình với bác sĩ da liễu, liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc bệnh nặng hơn
  • Giữ tinh thần ổn định, có thời gian riêng cho vận động nhẹ để cơ thể điều hoà khí huyết

chăm sóc da phòng bệnh chàm

Chăm da tại nhà và ổn định sức khoẻ tinh thần rất quan trọng trong điều trị chàm

Giúp bạn tư vấn với bác sĩ dễ dàng hơn 

Với một số câu hỏi gợi ý dưới đây, bạn sẽ thuận tiện hơn trong trao đổi và tránh gặp thắc mắc khi về đến nhà mà không biết hỏi ai:

  • Bác sĩ kê đủ các loại kem dưỡng, thuốc bôi: hỏi kỹ cách dùng và các tác dụng phụ kèm theo nếu da bạn quá nhạy cảm, hoặc có dị ứng với mùi hương liệu
  • Các loại xà phòng và chất làm sạch nào sẽ phù hợp với bạn? 
  • Khi có vết thương hở, cần hỏi kỹ và lưu ý cách sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da
  • Thức ăn và đồ uống nào cần kiêng để mau khỏi bệnh
  • Có nên tránh lông thú hoặc các vật nuôi nào không?
  • Cách để ngăn cản bùng phát tại nhà nếu không thể đến bác sĩ ngay là gì?
  • Chế độ tập thể dục tập trung cao, vận động ra nhiều mồ hôi có phù hợp với người mắc viêm da không?
  • Phải uống thuốc và bôi kem bao lâu thì được xem là đáp ứng điều trị và khi nào cần tái khám

khám da bệnh chàm

Bác sĩ thăm khám lâm sàng để xác định bệnh chàm

Bạn có thể lưu lại các câu hỏi trên để dành đến gặp Bác sĩ và xin được tư vấn lúc thăm khám. Hoặc dễ dàng hơn đó là đến Pro Skin - tại đây không cần bạn phải ghi nhớ và tự “soạn sẵn câu hỏi", các bác sĩ sẽ tận tình tư vấn từ A-Z. Với chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, bác sĩ Pro Skin sẽ hướng dẫn từ những mẹo nhỏ trong sinh hoạt, đến cách để bạn hỗ trợ điều trị tốt hơn trong đời sống hằng ngày. Hiện nay, rất ít các phòng khám da liễu có đội ngũ bác sĩ da liễu được giới chuyên môn đánh giá cao như Pro Skin Clinic, vậy nên phòng khám này đã mở ra một con đường mới trong điều trị da liễu nói chung và chữa trị chàm nói riêng.  Chỉ cần ấn số hotline 1900 63 63 93 - (028) 73005606, hoặc để lại thông tin trong lời nhắn, Pro Skin sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn đặt lịch với các bác sĩ hàng đầu!

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn