Bệnh nấm da là một bệnh da liễu khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Đặc biệt, trong một số trường hợp, bệnh có thể lan rộng và gây nấm da toàn thân. Vì tình trạng này có khả năng lây nhiễm cho người khác, việc tìm hiểu và áp dụng sớm cách chữa bệnh nấm da toàn thân là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan và điều trị hiệu quả.
Table of Contents
Như thế nào là bị nấm da toàn thân?
Nấm là một loại sinh vật không có chất diệp lục nên không thể tự tổng hợp chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể, mà phải sống ký sinh trên vật chủ như thực vật, động vật hoặc con người. Với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển mạnh mẽ.
Bệnh nấm da toàn thân có thể lây qua nhiều đường, bao gồm tiếp xúc trực tiếp với vi nấm, lây từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ các vật dụng bị nhiễm nấm. Người mắc bệnh thường gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, đóng vảy, xuất hiện các vùng da ban đỏ hoặc những nốt tròn đỏ gây ngứa. Nếu gãi nhiều, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, làm tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Các loại nấm da phổ biến
Dưới đây là một số loại nấm da toàn thân thường gặp:
Nấm hắc lào
Đặc điểm: Bao gồm nấm ở bẹn, mông, thân,... Thường xuất hiện vào mùa hè, do các loại vi nấm như epidermophyton, microsporum hoặc trichophyton gây ra.
Triệu chứng: Tổn thương hình tròn như đồng xu, xung quanh có các mụn nước nhỏ, bong vảy nhẹ, sau đó lan rộng thành các mảng lớn hình đa cung, gây ngứa nhiều (nhất là khi đổ mồ hôi).
Biến chứng: Dù lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính và gây viêm da nhiễm khuẩn.
Nấm kẽ chân (nước ăn chân)
Nguyên nhân: Chủ yếu những người làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc thường xuyên đi giày kín sẽ bị tình trạng này, gây ra bởi vi nấm trichophyton và epidermophyton.
Triệu chứng: Ban đầu kẽ chân sẽ xuấ hiện bợn trắng, bong vảy nhẹ, sau đó lan lên lòng bàn chân, mu bàn chân và các kẽ ngón khác, kèm theo ngứa ngáy và nổi mụn nước.
Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh như tổ đỉa và viêm da tiếp xúc (Eczema).
Chân ẩm ướt nhiều dễ xuất hiện tình trạng nấm kẽ chân
Nấm lang ben (Pityriasis Versicolor)
Đối tượng: Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên hoặc người có cơ địa da dầu.
Nguyên nhân: Do nấm men Pityrosporum ovale - loại nấm ưa môi trường nhiều dầu, thường trú tại nang lông tuyến bã và phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện các vết tròn nhỏ (khoảng 1-2mm), màu trắng, hồng hoặc nâu, kèm theo ngứa râm ran, đặc biệt khi bị nóng hoặc đổ mồ hôi. Bệnh sẽ dễ tái phát nếu không được trị dứt điểm.
Nguyên nhân dẫn đến nấm da toàn thân
Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh nấm da toàn thân, cần nhận biết rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Vệ sinh cá nhân không đảm bảo: Không tắm rửa thường xuyên, ít gội đầu, để da luôn trong tình trạng ẩm ướt.
- Môi trường sống không sạch sẽ: Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Tiếp xúc với nguồn nhiễm nấm: Bao gồm bề mặt đồ vật, vật nuôi hoặc người bị nhiễm nấm.
- Suy giảm miễn dịch và rối loạn nội tiết: Hệ miễn dịch yếu, rối loạn nội tiết hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày làm tăng thêm nguy cơ bị nấm da.
- Da tiết dầu nhờn quá mức: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây tích tụ dầu nhờn, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Mặc quần áo không thông thoáng: Thường xuyên mặc đồ ôm sát, bí bách, khiến mồ hôi và vi khuẩn bị ứ đọng trên da.
- Sử dụng hóa chất không đúng cách: Lạm dụng xà phòng hoặc các hóa chất mạnh làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da.
- Không vệ sinh đồ dùng cá nhân: Không thường xuyên giặt sạch đồ tập, khăn hoặc thảm tập.
- Sử dụng các không gian công cộng: Tắm ở bể bơi hoặc nhà tắm công cộng không đảm bảo vệ sinh.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: Chẳng hạn như quần áo, khăn lau hoặc các vật dụng khác với người bị nấm da.
Cách chữa bệnh nấm da toàn thân hiệu quả bằng thuốc
Để điều trị nấm da toàn thân, hiện nay các phương pháp chủ yếu dùng thuốc đặc trị nấm với mục tiêu loại bỏ vi nấm thông qua cơ chế phá hủy thành tế bào. Hiểu rõ cách chữa bệnh nấm da toàn thân giúp người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng thuốc trị nấm toàn thân
- Thuốc trị nấm tại chỗ: Dạng kem bôi hoặc thuốc xịt thường được dùng để điều trị các vùng nhiễm trùng trên da hoặc móng. Thành phần phổ biến gồm econazole, clotrimazole, miconazole và amorolfine. Trong một số trường hợp, kem trị nấm được phối hợp với kem chứa steroid nhẹ để giảm viêm và loại bỏ nấm.
- Dầu gội trị nấm: Thường chứa ketoconazole, được chỉ định để điều trị nấm da đầu hoặc một số vấn đề da liễu liên quan.
- Thuốc đặt trị nấm: Chủ yếu ở dạng viên nén, sử dụng trong điều trị nấm âm đạo, bao gồm các loại như fenticonazole, econazole, clotrimazole và miconazole.
- Thuốc trị nấm vùng miệng: Thường ở dạng gel hoặc dung dịch, dùng để điều trị nấm ở miệng và cổ họng.
- Thuốc tiêm trị nấm: Dành cho các trường hợp nấm trầm trọng, thuốc tiêm như amphotericin caspofungin hoặc itraconazole thường được sử dụng trong bệnh viện.
Lưu ý quan trọng: Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị nấm. Ngược lại, sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Vì vậy, cần phân biệt rõ giữa thuốc trị nấm và kháng sinh để tránh nhầm lẫn trong điều trị. Việc sử dụng thuốc trị nấm da toàn thân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp nặng hoặc tái phát.
Cách chữa bệnh nấm da toàn thân theo dân gian
Thuốc trị nấm da toàn thân mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Một số người bệnh khi sử dụng thuốc trị nấm tại chỗ có thể gặp hiện tượng ngứa rát hoặc mẩn đỏ. Thuốc uống như Terbinafine có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, hay đau nhức cơ khớp. Tương tự, thuốc Miconazole đôi khi gây buồn nôn, phát ban trong khi thuốc tiêm trị nấm có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp không phù hợp để điều trị bằng thuốc, bạn có thể cân nhắc cách chữa bệnh nấm da toàn thân theo dân gian với các nguyên liệu tự nhiên:
- Tắm nước lá khế: Nấu lá khế với muối biển để tắm giúp làm dịu ngứa và kháng khuẩn.
- Sắc nước đinh lăng và huyết dụ: Uống nước thuốc theo tỷ lệ 1:1 trong vài tuần giúp hỗ trợ thanh lọc cơ thể.
- Dầu dừa: Massage vùng da bị nấm bằng dầu dừa để làm dịu và kháng nấm tự nhiên.
- Gel nha đam: Đắp và massage nha đam lên vùng da nhiễm nấm để làm dịu viêm và giảm kích ứng.
- Nước trà xanh: Nấu trà xanh với muối để tắm và rửa vùng da bị nấm, giúp sát khuẩn và giảm viêm.
Các cách chữa nấm da toàn thân từ thiên nhiên
Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Bệnh nấm da toàn thân nếu không điều trị kịp thời có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và lây lan rộng. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.
Tin liên quan
Feb 28, 2024
Mar 27, 2024
Aug 03, 2024