Mụn cóc là bệnh dễ mắc, nhưng khó điều trị. Bạn đã biết những phương pháp điều trị mụn cóc chuẩn y khoa chưa? Trị mụn cóc ở tay có đơn giản? Cùng tìm hiểu nhé. 

Tìm hiểu về mụn cóc ở tay

Trước khi tìm ra và lựa chọn được liệu pháp phù hợp để điều trị bất kỳ loại bệnh da liễu nào thì việc tìm hiểu về nguyên nhân hình thành, cũng như yếu tố gây nên bệnh là điều hết sức cần thiết. 

  1. Vì sao bạn bị mụn cóc ở tay? 

Chắc hẳn nhiều người vẫn luôn thắc mắc là vì sao bản thân mình lại bị nổi mụn cóc. Thật ra, mụn cóc gây nên do virus HPV xâm nhập vào da thông qua những vết thương hở, vết trầy xước ở tay tạo thành mụn cóc. Một số vị trí mà mụn cóc hay mọc có thể kể đến như chân, móng tay, mặt…. Mụn cóc ở tay không phải là một loại bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng chúng lại gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ cũng như gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như gây đau nhức, chảy máu, có nguy cơ vỡ… Với đặc tính lây lan, và có khả năng lây nhiễm mụn cóc có thể lây sang những vùng da lân cận, hoặc lây từ người nhiễm bệnh sang. Một số thói quen có thể gây lây lan, cũng như hình thành mụn cóc như: 

  • Thói quen đi chân trần: chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đất, bụi bẩn cũng là bộ phận hoạt động nhiều trong ngày. Da chân khi không được bảo vệ sẽ thường xuyên tiếp xúc với mặt đất dễ gây ra những vết thương hở là điều kiện tốt cho virus tấn công. Không vì thế mà mối quan tâm về trị mụn cóc ở tay không được bệnh nhân chú ý. Vì người có thói quen dùng đồ cắt móng tay chung với người khác hoặc hay cắn móng tay chắc chắn là người có khả năng cao lây nhiễm mụn cóc - loại bệnh da liễu dễ gặp nhưng khó trị dứt điểm này. 

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Vớ, giày dép, khăn tắm, dao cạo râu… là những đồ dùng mà bạn tuyệt đối không nên sử dụng chung với bất kỳ ai. Ngoài có nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm, chúng có có nguy cơ cao làm lây lan các bệnh về da sang cho bạn. Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ đâu, chỉ cần có điều kiện thuận lợi hoặc bạn đụng trúng chúng mà không vệ sinh sạch. 

  • Cắt, cậy, nạy… mụn cóc: việc này làm lây lan mụn cóc sang những vùng da lân cận khoẻ mạnh. 

Ngay chính tên của loại bệnh này cũng  cho thấy nó có khả năng "nhảy". Vì vậy, một trong những cách giúp hạn chế lây nhiễm là không dùng chung đồ dùng cá nhân ở nơi công cộng và cần hết sức chú ý khi tiếp xúc với người khác. Virus sẽ xâm nhập nhanh chóng và mụn chỉ hình thành khi tiếp xúc với khu vực bị tổn thương.

Cắt móng tay

  1. Đối tượng nào sẽ có nguy cơ bị mụn cóc?

Ngoài việc trị mụn cóc ở tay, trị mụn cóc ở chân, hay ở mặt, bệnh nhân cũng rất quan tâm đến những đối tượng có khả năng cao mắc loại bệnh da liễu này. 

  • Trẻ em, trẻ ở tuổi vị thành niên: Tuy chưa có nghiên cứu nào rõ ràng nhưng có nhiều trường hợp mụn cóc xuất hiện nhiều ở lứa tuổi từ 10 - 20 tuổi.

  • Người mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, bệnh nhân ghép tạng…: virus HPV sẽ tấn công vào cơ thể qua những vết thương hở, nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng nguy cơ cao bạn sẽ bị virus này tấn công gây ra mụn cóc. 

  • Người bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng có thể dễ dàng mắc bệnh loại bệnh ngoài da này. 

Mụn cóc là bệnh da liễu không có đối tượng cụ thể trẻ em, phụ nữ, nam giới đều có khả năng mắc căn bệnh về da này. Vị trí mụn cóc ở tay có thể nói là nơi dễ mắc phải nhất, việc trị mụn cóc ở tay cũng được quan tâm vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân, ngoài ra chúng còn có thể gây đau, chảy máu. 

Mụn cóc ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc nổi ở tay 

Một số dấu hiệu mà bạn cần chú ý khi phát hiện mụn cóc ở tay. 

  • Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thường có bề ngoài thô, sần sùi, đỉnh tròn và xám hơn da xung quanh. Chúng xuất hiện ở mặt sau ngón tay có kích thước từ 1-2 mm, có những loại khác có kích thước to lên đến vài chục milimet. Mặc dù chúng không gây đau và có khả năng tự biến mất, nhưng việc tiếp xúc trực tiếp có thể khiến chúng lây lan ở những nơi khác. Mụn cóc thông thường có thể có mạch máu bị vón cục và trông giống như những đốm đen nhỏ. Mụn cóc thông thường được gây ra bởi vi-rút và lây lan qua tiếp xúc. Tiếp xúc với vi-rút trên da có thể mất từ hai đến sáu tháng để gây ra mụn cóc. Mụn cóc ở tay bình thường không gây hại, và lành tính, có một số trường hợp có thể tự mất đi từ 2 - 3 năm nhưng rất hiếm gặp. 

  • Mụn cóc phẳng

Các khối u nhỏ và nhẵn hơn các loại mụn cóc khác, tối đa chỉ khoảng 5 mm. Dạng này có thể được nhìn thấy ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của bạn. Nam giới có nhiều mụn phẳng ở vị trí mọc râu, nữ có mụn ở bàn chân và trẻ em có mụn ở mặt. Dạng này có thể lan rộng nhanh đến những nơi lân cận. Hiện tượng Koebner liên quan đến một số trường hợp mụn nổi chi chít tạo thành một hàng dài các nốt mụn chống nhau ở bàn chân và bàn tay. Đây cũng là loại mụn cóc thường hay nổi ở tay và nhiều bệnh nhân mắc phải. Điều trị mụn cóc ở tay do nhiều bệnh nhân mắc phải, và cảm thấy khó chịu với loại bệnh này nên đã quan tâm đến phương pháp điều trị loại bệnh về da này. 

  • Mụn cóc ở móng tay

Chúng có xu hướng lan rộng và phát triển thành cụm. Hầu hết mọi người đều cắn móng tay. Mụn cóc thường xuất hiện xung quanh móng tay và có thể lan rộng xuống dưới lớp móng, dẫn đến tổn thương và nhiễm nấm vĩnh viễn. Mụn cóc quanh móng cần được điều trị để loại bỏ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay. 

Mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?

Mụn cóc ở tay là một bệnh ngoài da gây đau nhức, khó chịu và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chúng có thể biến mất sau 2 đến 3 năm tuỳ cơ địa của mỗi bệnh nhân. Tay nổi mụn cóc thường khó tìm thấy, thông thường mụn cóc ở tay chỉ có thể được tìm thấy khi chúng bùng phát rõ rệt và không có biểu hiện ban đầu nào rõ ràng. Ngoài ra, mụn có mọc ở tay có thể lây lan khắp cơ thể và đến những người khác khi tiếp xúc với chúng. Mụn cóc ở tay gây khó khăn cho việc sinh hoạt, làm việc và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh nặng hơn, người bệnh nên điều trị mụn cóc ở tay ngay lập tức. 

Phương pháp trị mụn cóc ở tay

Hầu hết, để điều trị mụn cóc các bác sĩ sẽ có các bước như sau:

  • Khám lâm sàng: Trước hết, bác sĩ da liễu sẽ trực tiếp thăm khám vùng da cần điều trị và xem những tổn thương do mụn cóc gây ra ở tay. Từ đó, bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ định liệu pháp sử dụng điều trị mụn cóc dựa vào các dấu hiệu thường gặp của bệnh và mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. 

  • Sinh thiết: Trường hợp chỉ định lấy sinh thiết chỉ được sử dụng khi bác sĩ nhận thấy có nguy cơ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ trên mụn cóc ở tay, gửi vào phòng thí nghiệm nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh của bệnh nhân. 

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị có thể được ứng dụng và ứng dụng trong trị liệu bệnh da liễu này. 

  • Điều trị tại nhà 

Theo mẹo dân gian, nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ tự điều trị bằng các phương pháp như sử dụng nha đam, sử dụng giấm táo, hay sử dụng lá tía tô… để điều trị mụn cóc tại nhà. Đa số các nguyên liệu thiên nhiên này đều có các hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn thích hợp cho việc lành thương và chống lại virus. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng đây là những phương pháp chuẩn y khoa vì dụng cụ, cũng như môi trường điều trị cần đảm bảo vệ sinh nhưng những dụng cụ được sử dụng tại nhà đôi khi không đảm bảo được tiêu chuẩn này vì thế việc trị mụn cóc ở tay theo phương pháp này có thể có nhiều rủi ro, và nguy hiểm tiềm ẩn mà các bệnh nhân cần phải thận trọng. 

  • Phương pháp dùng thuốc bôi 

Bác sĩ sẽ kê đơn cho thuốc bôi có chứa axit salicylic giúp loại bỏ vi rút HPV bằng cách thâm nhập vào sâu bên trong mụn cóc. Theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì, sau đó bôi thuốc trực tiếp lên mụn cóc. Mụn cóc ở tay mất vài tuần để biến mất. Ngưng sử dụng thuốc nếu nhận thấy kích ứng, sưng hoặc đau sau khi bôi thuốc. Ngoài ra, còn có một số thuốc bôi có chứa Imiquimod, podofilox những loại thuốc này cần được bác sĩ kê toa chúng giúp mụn cóc tự bong ra có cảm giác đau rát khi bôi. 

  • Phương pháp làm lạnh 

Khí nitơ hạ xuống nhiệt độ 196 độ C đóng băng mụn cóc. Liệu pháp này cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý làm tại nhà. Bên cạnh đó, liệu trình có thể kéo dài mỗi đợt cách nhau từ 1-2 tuần cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể để lại sẹo và làm tăng sắc tố da. 

  • Phương pháp đốt điện 

Đốt điện thường được sử dụng để đốt các kẽ ngón tay hoặc mụn cóc ở tay, vì mụn cóc ở những vị trí này nhỏ. Việc sử dụng dòng điện cao tần giúp loại bỏ mụn cóc ở tay một cách đơn giản, nhanh chóng và kinh tế. Nhưng so với các phương pháp khác, chăm sóc vết thương phải cẩn thận để tránh nhiễm trùng và thời gian lành thương cũng kéo dài hơn. Đây được xem là một trong những phương pháp đốt mụn cóc truyền thống. 

Trị mụn cóc

  • Phương pháp laser 

Laser ra đời là bước ngoặt cho rất nhiều liệu pháp trong đó có trị mụn cóc. Với ứng dụng của Laser Co2 Fractional tiên tiến - đây cũng là công nghệ laser hiện đại nhất sử dụng bóng RF được sử dụng nhiều trong y tế. Phương pháp này cực kì nhanh chóng và đạt được hiệu quả điều trị cao. Ngoài hiệu quả mà liệu pháp này mang lại, ưu điểm nổi bật hơn hết là laser co2 fractional giúp điều trị mụn cóc mà không gây tổn thương đến những vùng da xung quanh, khả năng phục hồi nhanh chóng. 

Mọi chi tiết về liệu trình điều trị mụn cóc cùng bác sĩ chuyên khoa tại Pro Skin xin vui lòng liên hệ vào số hotline hoặc đặt lịch hẹn qua fanpage ngay hôm nay. 

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn