Mụn cóc chân: Bạn đã có cách điều trị chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về mụn cóc ở các vị trí của chân, và cách điều trị mụn cóc ở chân.
Nguyên nhân và cơ chế gây mụn cóc ở chân
1. Mụn cóc là dạng mụn do virus gây nên
Môi trường phát triển của loại virus này là điều kiện ẩm thấp, không thoáng khí. Khi có một điều kiện thuận lợi khiến mụn cóc bắt đầu phát triển như: da bị trầy, niêm mạc bị xước…Khi đó HPV sẽ tấn công, xâm nhập cơ thể và hình thành mụn cóc. Mụn cóc dưới lòng bàn chân, ngón chân hay ở trên chân đều do nguyên nhân chính này gây nên.
- Chân là một trong những bộ phận thao tác vận động trực tiếp nhiều nhất. Da chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, giày dép bí hơi, tất vớ không đảm bảo vệ sinh. Nên khi xuất hiện thương tổn dạng vết thương hở, virus sẽ có điều kiện tấn công
- Mụn cóc cũng là loại mụn dễ dàng lây qua giao tiếp thoáng qua cũng như tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể người bệnh, hoặc dịch tiết từ nốt mụn cóc thông qua dùng chung các vật dụng cá nhân
2. Vậy thì loại virus nào gây mụn cóc?
Mụn cóc ở chân được gọi là mụn cóc Plantar
Đây là loại bệnh phổ biến và do các chủng HPV gây nên, bao gồm các chủng được chẩn đoán: HPV-1, HPV-4, HPV-57, HPV-60, HPV-63, HPV-65, HPV-66
Nếu không được điều trị mụn cóc ở chân kịp thời, mụn có thể kéo dài thời gian hình thành thương tổn lên đến 2 năm ở trẻ em, và trên 2 năm ở người lớn.
3. Những hoạt động chính có thể dẫn đến việc gặp phải mụn cóc chân
- Sử dụng nhà tắm với xà phòng chung
- Đi các hồ bơi công cộng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
- Dùng chung vật dụng cá nhân có thể có dịch tiếp xúc
- Đi chân trần ở các nơi không đảm bảo nền vệ sinh như phòng tập thể thao, phòng tập võ, nền gạch công cộng.
Nhận dạng mụn cóc ở chân
Tuỳ theo nhiều yếu tố, mà mụn cóc ở chân phát triển với mức độ khác nhau. Cũng như tuỳ hệ miễn dịch mà virus HPV có phát triển thành mụn cóc hay không.
Một số triệu chứng: thể hiện mụn cóc chân như sau, có thể gặp nhiều hoặc một trong những nét nhận dạng qua hình ảnh mụn cóc như sau:
- Nốt mụn nhỏ, xuất hiện làm da bàn chân trở nền gồ ghề ở bất kỳ vị trí nào của bàn chân như gót chân, phần gốc của ngón chân, phần đệm đế chân hoặc dưới đầu xương bàn chân.
- Hình thức có thể gặp là những chấm đen trên bề mặt da do nhiều mạch máu liên kết với nhau
- Phần da mọc mụn trở nên chai sần, rất cứng, như vết chai hoặc hình thành những mô sẹo có hình dáng u lên ở trong lòng bàn chân
- Các vân da, nếp da bị mất đi do phần da bị mụn cóc căng cứng
Một số cảm giác gặp phải khi chưa điều trị mụn cóc ở chân: khó chịu, đau buốt hoặc nhói khi di chuyển, đứng lên chịu trọng lượng cơ thể.
Mức độ nào thì nên gặp bác sĩ da liễu?
Tuy mụn cóc khá lành tính và có khả năng tự biến mất sau một thời gian (không xác định được chính xác tuỳ cơ địa). Nhưng cũng chính vì lẽ đó, người mắc mụn cóc thường chịu đựng mà không điều trị, đã dẫn đến nhiều trường hợp xấu do đau đớn kéo dài, áp lực điều trị và gặp khó khăn trong sinh hoạt đi đứng. Vậy nên trước khi mụn cóc diễn tiến, khi gặp các dấu hiệu sau, bạn cần thăm khám với bác sĩ da liễu sớm:
- Mụn cóc bị chảy máu, nhiễm trùng, kéo vết mủ hoặc đóng vảy
- Màu sắc và kích thước chuyển biến xấu và đột ngột
- Cảm giác đau đớn, nhói buốt ngày càng tăng
- Người bệnh có một số bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường.
Hình ảnh mụn cóc chân ở các vị trí
1. Những ai thường mắc mụn cóc ở chân:
Như đã nói ở phần trên, tuỳ theo cơ thể và miễn dịch, cũng như điều kiện thuận lợi mà HPV có phát triển thành mụn cóc ở chân hay không. Một số đối tượng nguy cơ cao có thể gặp mụn cóc ở chân bao gồm:
- Độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên có hệ miễn dịch yếu đối với virus
- Những đối tượng có tiền sử bệnh liên quan hệ miễn dịch như HIV/AIDS, những người đã từng cấy ghép nội tạng…
2. Mụn cóc dưới lòng bàn chân:
Do đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nền nhà…nên việc xuất hiện mụn cóc là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ:
- Tổn thương trầy xước ở lòng bàn chân
- Nhiễm trùng khi có vết thương mà không chữa lành kịp
- Lui tới các nơi công cộng mà không có giày dép riêng: tăng nguy cơ tiếp xúc dịch tiết mụn cóc của những người khác với vết thương sẵn có.
3. Mụn cóc ở ngón chân:
- Mụn cóc ngón chân chủ yếu xuất hiện do virus HPV xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da thông qua những vết nứt. Nên rất hay gặp đối với những người hoạt động tay chân liên tục.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng giày dép không thông thoáng cũng có thể gây bí tắc và tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
- Việc vệ sinh chân cần được chú trọng ở cả những ngón chân, khoé chân, đảm bảo không có môi trường thuận lợi cho mụn cóc phát triển.
4. Mụn cóc ở móng chân:
Đây là vùng mà mụn cóc có thể gây đau đớn nhiều nhất. Tiếp xúc thông qua việc sử dụng chung các dụng cụ làm móng, cắt móng…cực kỳ gây khó chịu và có thể đè nén làm ảnh hưởng sự phát triển của móng
5. Mụn cóc ở kẽ ngón chân:
Loại mụn cóc xuất hiện ở đây thường là nốt sần màu da/màu nâu với bề mặt gồ ghề với các chấm đen nhỏ. Có thể tăng dần kích thước chai sẩn theo thời gian.
6. Mụn cóc ở gót chân:
Thường xuất hiện ở dạng mụn đơn mà không theo cụm. Với hình tròn chai cứng có vị trí ở giữa là chấm đen do mao mạch tắc nghẽn.
Cách trị mụn cóc ở chân
1. Phương pháp bôi thuốc:
- Acid salicylic là thuốc bôi được kê toa để trị mụn cóc trường hợp này. Với tác dụng phá huỷ lớp tế bào sừng, làm bong da dần dần.
- Mất nhiều thời gian tuỳ theo kích thước mụn cóc và độ thích ứng của làn da
2. Phương pháp áp lạnh:
- Sử dụng nitrogen dạng lỏng để đóng băng hoạt động mụn cóc
- Phương pháp này có thể để lại sẹo trên da sau khi điều trị
- Thường được kết hợp với việc bôi kem acid salicylic để tăng cường hiệu quả
- Cần thực hiện nhiều lần đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn
3. Phương pháp đốt điện:
- Là cách được áp dụng với các mụn cóc ở chân có kích thước nhỏ hơn 1cm và nằm ở những vị trí khó phẫu thuật.
- Sử dụng dòng điện có tần số cao, đơn giản và nhanh chóng
- Tuy nhiên thời gian hồi phục khá lâu thì làn da mới bình thường trở lại
4. Tiểu phẫu trị mụn cóc ở chân:
- Đây là cuộc tiểu phẫu sử dụng kim điện để lấy những hạt mụn cóc tồn tại ở chân ra khỏi vị trí mọc mụn. Tuy nhiên khá phức tạp và ít được sử dụng ở thời điểm này, trừ một số ca chỉ định tiểu phẫu
5. Bắn laser mụn cóc
- Laser CO2 Fractional được áp dụng vào điều trị mụn cóc nói chung, và mụn cóc chân nói riêng.
- Phương pháp này cực kỳ đơn giản, thao tác nhanh chóng và chăm sóc sau điều trị rất dễ dàng
- Mụn cóc được bắn laser thường sẽ có kích thước nhỏ hơn 2 cm và nằm ở các vị trí phẳng, dễ thao tác laser như mụn cóc gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân.
- Nhờ chọn lọc đúng mục tiêu điều trị, laser CO2 fractional không gây ảnh hưởng đến vùng da lân cận, cũng như hồi phục rất nhanh sau khi điều trị
- Đây là phương pháp được ứng dụng tại phòng khám da liễu kỹ thuật cao Pro Skin!
Chi phí điều trị mụn cóc ở chân
Vậy thì chi phí điều trị mụn cóc có đắt đỏ hay không? Để bạn không còn xem đây là một trở ngại khi thăm khám, Pro Skin sẽ giải đáp giúp bạn.
Giá cả của việc điều trị còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như:
- Phương pháp điều trị
- Nơi bạn lựa chọn thực hiện liệu trình
- Mụn cóc ở mức độ nào và đáp ứng điều trị kéo dài hay đáp ứng ngay
Giá thăm khám dao động từ: 80.000 đồng - 200.000 đồng
Chi phí điều trị khoảng từ: 200.000 đồng trở lên, tuỳ theo số lượng và độ to của mụn cóc hiện tại
Tại phòng khám da liễu kỹ thuật cao, chúng tôi ứng dụng loại máy Laser CO2 Fractional tân tiến hàng đầu trong lĩnh vực điều trị thẩm mỹ da, với mức giá điều trị mụn cóc cực kỳ gây sốc vì quá rẻ!
- Giá khám bệnh cùng bác sĩ da liễu chuyên khoa I: 100.000 đồng
- Giá điều trị laser CO2 do chính bác sĩ thực hiện: dao động tuỳ theo số lượng mụn cóc, vị trí khó hay không, có mọc thành cum hay không và có giá từ 200.000 đồng
Ngăn ngừa mụn cóc ở chân
Điều trị mới thấy vất vả, tốn công sức và tâm trí như thế nào. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là câu nói đúng đắn.
Trong việc phòng ngừa mụn cóc cần 3 yếu tố chính:
- Giữ vệ sinh ở mức độ và yêu cầu cao
- Tránh tiếp xúc gần gũi không an toàn
- Tạo miễn dịch cho cơ thể tốt nhất
Vì vậy, bạn nên lưu lại những ý sau đây để không mắc phải mụn cóc, cũng như không bị tái phát nếu đã từng điều trị mụn cóc ở chân
- Giữ vệ sinh giày dép thật tốt, thường xuyên làm sạch, giặt giũ, phơi nắng diệt vi khuẩn. Đặc biệt nên lựa chọn giày dép tuỳ theo thời tiết, cũng như bảo vệ đôi chân được trong những khí hậu khác nhau. Việc này giúp chân không tiếp xúc môi trường ẩm, bẩn, tích tụ vi khuẩn
- Lựa chọn vớ thấm hút, phù hợp với loại giày/dép, và luôn giặt sạch sẽ sau mỗi lần dùng
- Không đi chân trần ở những nơi công cộng, những nơi có không khí ẩm thấp. Cũng như không đi nhờ giày dép người khác nếu không chắc chắn về vấn đề vệ sinh
- Có riêng bộ cắt móng chân cho bản thân, không sử dụng cùng người lạ
- Không tự ý dùng tay cạy, nặn…các vết chai trên bàn chân hoặc những thương tổn chưa kịp lành
Khi cần hãy nhanh tay gọi đến hotline của Pro Skin để đặt hẹn với bác sĩ da liễu!