Mụn cóc là bệnh da liễu nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng biết rõ về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Việc chữa mụn cóc đặc biệt là mụn cóc phẳng (loại mụn cóc rất nhiều bệnh nhân mắc phải) ngày càng được quan tâm rất nhiều. Cùng tìm hiểu một số thông tin về mụn cóc cũng như khám phá mụn cóc phẳng là gì nhé. 

Mụn cóc là gì? 

Trước hết, để hiểu rõ về loại bệnh da liễu này bạn cần hiểu được mụn cóc là gì và nguyên nhân do đâu gây ra mụn cóc rồi từ đó tìm ra phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả. Nhắc đến mụn cóc, thông thường nhiều bệnh nhân chưa biết được rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết rõ ràng về loại bệnh này. Trên thực tế, mụn cóc gây ra do virus HPV có hơn 60 chủng HPV khác nhau có thể gây ra mụn cóc trên da. Virus HPV 3, 10, 28 và 49 cụ thể kích thích sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ở lớp ngoài cùng của da. Mặc dù có nhiều loại mụn cóc, nhưng mụn cóc thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Mụn cóc thường xuất hiện trên ngón tay, gần móng tay hoặc bàn tay. Một số loại HPV cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Mặc dù mụn cóc không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm cao (như sử dụng đồ dùng cá nhân với người bệnh, đụng chạm...). Mụn cóc cũng có thể di chuyển từ vị trí ban đầu sang da lân cận hoặc trực tiếp tiếp xúc với da bằng cách sờ, cầm nắm, cào, gãi và chạm. Vậy mụn cóc phẳng là gì? Có phải là loại mụn cóc nguy hiểm nhất không, hãy cùng nhau phân loại và tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết của mụn cóc nhé. 

  • Mụn cóc thông thường 

Đây là loại mụn cóc thường hay mắc phải, chúng do HPV loại 1,2,4, và 7 gây nên. Khi chúng nằm ở bề mặt chịu trọng lượng, chẳng hạn như dưới chân, chúng thường gây đau nhẹ. Mụn cóc thường có đường kính từ 2 đến 10 mm và có ranh giới rõ ràng, thô ráp, tròn hoặc bờ không đều, cứng và có màu xám nhạt, vàng, nâu hoặc xám đen. Chúng thường xuất hiện ở những nơi bị chấn thương, chẳng hạn như khuôn mặt, đầu gối, khuỷu tay hoặc ngón tay, nhưng chúng cũng có thể lan rộng ra những nơi khác. Các biến thể có hình dạng bất thường ở đầu và cổ, đặc biệt là vùng da đầu và râu. 

  • Mụn cóc phẳng 

Nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc về mụn cóc phẳng là gì. Mụn cóc phẳng, được tạo ra bởi các loại HPV 3 và 10, và đôi khi là 26 tới 29 và 41. Chúng thường bóng, bằng phẳng, màu vàng nâu, hồng hoặc màu xám. Mụn cóc phẳng thường xuất hiện ở mặt, mụn cóc phẳng ở tay và dọc theo các vết xước và dễ lây lan. Mụn cóc phẳng khó điều trị tuy nhiên chúng thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường không phát hiện được ở giai đoạn đầu để điều trị kịp thời. Mụn cóc phẳng thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. 

Mụn cóc phẳng

  • Mụn cóc dạng sợi 

Là những nốt mụn dài và mảnh mọc nhanh trên da, chúng thường xuất hiện ở khu vực xung quanh mắt, mũi và miệng. Hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân HIV bị suy giảm, khiến họ gần như không thể chống lại virus gây mụn cóc. Những mụn cóc này thường xuất hiện trên mí mắt, mặt, cổ hoặc môi. Họ dài và hẹp như lá mày. Thông thường, chúng không có bất kỳ triệu chứng nào. Hình thái phân bố này của mụn cóc dạng sợi thông thường là lành tính và có thể được điều trị.

  • Mụn cóc ở tay 

Những mụn cóc HPV loại 1, 2 và 4 được tìm thấy trên lòng bàn tay. Chúng phẳng do bị đè ép và có biểu mô sừng hóa bao quanh chúng. Chúng có thể gây khó chịu khi đứng hoặc đi bộ vì chúng thường mềm. 

Mụn cóc

  • Mụn cóc ở chân

Những khối u nhỏ, sần sùi nằm trên bàn chân được gọi là mụn cóc lòng bàn chân. Chúng thường xuất hiện ở gót chân và mu bàn chân, những khu vực phải chịu áp lực cao nhất. Áp lực này cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn cóc bên trong bên dưới lớp da dày và cứng. Virus HPV gây ra mụn cóc ở chân, loại vi-rút này xâm nhập thông qua các vết đứt hoặc vết cắt nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Một cục u nhỏ, gồ ghề nằm ở gốc ngón chân, trên quả bóng hoặc gót chân. Khối u có thể nhạt màu hơn trên da nâu và đen. Một vùng da cứng, dày hoặc chai có mụn cóc bên trong gây đau nhức. Khác với mụn cóc phẳng, mụn cóc ở chân gây đau nhức và cần được điều trị kịp thời. 

Mụn cóc ở chân

Triệu chứng của mụn cóc 

Bên cạnh việc thắc mắc về mụn cóc phẳng là gì. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng mong muốn tìm hiểu về triệu chứng của mụn cóc để nhận biết chúng càng sớm càng tốt nhằm có hướng điều trị kịp thời. Những dấu hiệu thông thường của mụn cóc: 

  • Mụn cóc thường gây khó chịu cho da 

  • Mụn cóc có thể gây chảy máu nếu chúng xuất hiện trên da đầu, mặt

  • Nếu chúng xuất hiện trên bàn chân có thể sẽ gây sưng, phồng rộp do tiếp xúc với mặt đất khi đi hoặc do áp lực khi di chuyển. Mụn cóc có thể sẽ gây đau và vỡ ra khi bệnh nhân bước đi. 

  • Mụn cóc mọc xung quanh móng chân có thể gây đau và nứt nẻ. Vì vậy, bệnh nhân nếu thấy có triệu chứng trên cần phải đi thăm khám càng sớm càng tốt, 

  • Mụn cóc có thể gây lây lan trong một khoảng thời gian 

  • Mụn cóc có khả năng to lên, chảy máu khi va chạm và gây khó chịu 

  • Có một số loại mụn cóc có thể tự hết đi sau nhiều tháng hoặc nhiều năm 

  • Đa số mụn cóc là u sùi ngoài da lành tính 

    Mụn cóc ở trẻ

Đối tượng nào dễ mắc mụn cóc 

Không phải tự nhiên mà mụn cóc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Vì đây là bệnh không hiếm gặp và chúng gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài những câu hỏi mụn cóc phẳng là gì, mụn cóc mọc ở tay, ở chân hay mụn cóc thông thường hay gặp, thì việc đối tượng dễ mắc phải bệnh về da này có thể được kể đến như: 

  • Trẻ em, thanh thiếu niên là lứa tuổi dễ mắc phải 

  • Những bệnh nhân ghép tạng, hay mắc các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch như HIV, lupus ban đỏ.

  • Người có thói quen đi chân trần, dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, và các vật dụng cá nhân khác với những người bị mụn cóc, cắn lớp biểu bì hoặc móng tay, chảy mồ hôi ở chân…

  • Người bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng có thể dễ dàng mắc bệnh loại bệnh ngoài da này. 

Phương pháp ngăn ngừa mụn cóc phẳng tại nhà

Hiện nay, để điều trị bệnh da liễu này hiệu quả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện y tế để được thăm khám. Phần lớn, quá trình thăm khám sẽ bao gồm: 

  • Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng vùng da cần điều trị 

  • Hoặc sẽ lấy sinh khiết nếu cần thiết 

Mụn cóc nói chung và mụn cóc phẳng nói riêng là bệnh về da do virus HPV gây ra. Thông thường, bệnh có tính lây lan và tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách. Có một số mụn cóc có thể tự hết trong vòng 6 tháng - 1 năm mà không để lại vết tích gì, tuy nhiên, đó là những trường hợp hiếm gặp hoặc xuất hiện ở trẻ nhỏ (độ tuổi có nhiều sức đề kháng). Một số bệnh nhân cũng điều trị bằng các mẹo dân gian như: 

  • Sử dụng tỏi

Thành phần chính trong tỏi là allicin - một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên cao nên được sử dụng trong việc điều trị mụn cóc đặc biệt là mụn cóc thông thường. Bạn chỉ cần giã tỏi và đắp lên vùng da cần điều trị từ 2-3 tiếng, duy trì điều trị sẽ có thể thấy được kết quả. Bên cạnh những câu hỏi liên quan mụn cóc phẳng là gì, thì điều trị mụn cóc tại nhà cũng được bệnh nhân quan tâm do chi phí rẻ lại dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp dân gian được truyền lại về độ hiệu quả cũng như an toàn chưa được xác nhận. 

  • Lá tía tô

Bản tính của loại lá này là loại thực vật có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt vì thế chúng có thể ngăn ngừa virus HPV tấn công. Việc điều trị bằng lá tía tô cũng cực kỳ đơn giản bạn chỉ cần rửa sạch, giã nhuyễn và lấy nước lá tía tô bôi lên vùng da có mụn cóc phẳng. Hiệu quả sẽ nhận thấy rõ rệt sau 1 - 2 tuần điều trị. 

  • Giấm táo 

Cũng như 2 loại trên, công dụng của giấm táo cũng có tính kháng khuẩn nhờ vào thành phần chính là axit axetic nhờ vậy chúng có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn. Khi sử dụng giấm táo để điều trị mụn cóc nói chung và mụn cóc phẳng nói riêng thì giấm táo sẽ giúp bong tróc vùng da, kích thích từ axit sẽ làm cho cơ chế miễn dịch phục hồi giúp chống lại virus HPV gây ra mụn cóc. 

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phương pháp dân gian, và cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào cho rằng đây là những phương pháp điều trị mụn cóc chuẩn y khoa. Chính vì vậy, đối với các loại mụn cóc mọc ở những bộ phận nhạy cảm của cơ thể như bộ phận sinh dục thì việc điều trị tại nhà này không nên ứng dụng mà phải được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ giúp rất nhiều trong việc ngăn chặn mụn cóc nói chung và mụn cóc phẳng nói riêng. Sau khi đã làm rõ được định nghĩa mụn cóc phẳng là gì, bài viết sẽ đưa ra một số phương pháp ngăn chặn mụn cóc tại nhà mà bạn không nên bỏ qua: 

  • Không tác động lên vùng da bị tổn thương như cắt, cạo, cậy… nhằm tránh lây lan

  • Không sử dụng dụng cụ cắt móng tay cho vùng da bị bệnh lên những vùng da khỏe mạnh 

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo… 

  • Không cắn móng tay nhiễm bệnh 

  • Vệ sinh, rửa tay sạch với xà bông sau khi tiếp xúc với mụn cóc 

  • Sử dụng dép tắm, và đồ dùng cá nhân riêng tại những nơi công cộng 

  • Thường xuyên thay đổi vớ, giày… tránh trường hợp bí mồ hôi khiến cho tình trạng mụn cóc tệ hơn

  • Không sử dụng giày, hoặc vớ của người khác 

Định nghĩa về mụn cóc phẳng là gì đã được làm rõ ở phần trên, bài viết mong rằng qua đây bệnh nhân sẽ hiểu rõ được cũng như biết thêm về các thông tin bổ ích về loại bệnh da liễu này. Đối với các loại mụn cóc khó điều trị, bạn nên đến ngay các phòng khám da liễu hoặc các cơ sở khám da liễu để được bác sĩ kịp thời thăm khám đồng thời đưa ra phác đồ điều trị kết hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, cũng như an toàn cho bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà nếu nhận thấy mụn cóc có những biểu hiện bất thường, chảy máu, bị vỡ… Mọi chi tiết thắc mắc về dịch vụ điều trị mụn cóc tại Pro Skin, xin vui lòng liên hệ ngay vào số hotline để được hỗ trợ tư vấn. 

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn