Viêm da cơ địa có tên khoa học là Atopic Dermatitis, hay còn được gọi là Eczema (tạm dịch: bệnh chàm). Bệnh lý da liễu này có trên mọi người ở mọi nơi, không phân biệt khí hậu hay dân tộc. Một ước tính của các chuyên gia cho thấy có 13% người Mỹ gốc Á và người dân khu vực Thái Bình Dương mắc bệnh lý này. Viêm da cơ địa được xếp vào bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền.

Bệnh lý khởi phát từ rất sớm ở trẻ em và có khả năng kéo dài suốt đời. Người mắc bệnh viêm da cơ địa có khả năng cao đi kèm với các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Viêm da cơ địa có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thường gặp ở vùng bàn tay và các nếp gấp như gấp đầu gối, gấp khuỷu tay….

Viêm da cơ địa trông như thế nào?

Viêm da cơ địa khiến vùng da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Những cơn ngứa dai dẳng khiến người bệnh gãi liên tục, vùng da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng, nếu không điều trị đúng có thể gây bội nhiễm. Sau khi bệnh thuyên giảm, vùng da tổn thương chuyển dần sang màu nâu, xám hoặc lưu lại lớp da dày. Các triệu chứng sẽ tấn công rồi giảm dần theo đợt, sau đó lại tái phát.

Viêm da cơ địa

Các chuyên gia cho rằng tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viêm da cơ địa chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, dứt điểm. Việc điều trị mang tính chất cải thiện triệu chứng và giảm thiểu biến chứng tái phát, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Tuy không thể chữa khỏi vĩnh viễn, vẫn có một loạt các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà với các loại cây lá dễ tìm, nhanh chóng dựa trên cơ chế điều trị cơ bản là giảm ngứa – giảm các triệu chứng ngoài da.

16 mẹo chữa viêm da cơ địa nhanh – rẻ - hiệu quả

Bạn có thể tham khảo những cách chữa viêm da cơ địa tiện lợi, có chi phí phù hợp và mang lại kết quả khá ưng ý sau đây:

Tắm nước ấm

Bệnh lý viêm da cơ địa khiến độ ẩm trên da mất cân bằng, tình trạng da khô sẽ diễn ra trong suốt quá trình mắc bệnh. Việc tắm nước ấm sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi tắm cần lưu ý những điều sau tránh khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Tắm nước ấm, không sử dụng nước lạnh hoặc quá nóng.
  • Không sử dụng xà phòng chứa chất gây kích ứng da.
  • Không dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
  • Hạn chế tắm quá thường xuyên.

Áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa với lá khế

Tại Việt Nam, một trong những mẹo chữa viêm da cơ địa phổ biến là tắm với các loại thảo dược. Tắm với lá khế là mẹo được biết đến nhiều nhất. Lá khế có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giải độc – là bài thuốc hay trong y học cổ truyền. Các thành phần hoạt chất của lá khế giúp kháng viêm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh lý viêm da cơ địa.

  • Rửa sạch 100g lá khế tươi, ngâm 15-20 phút với nước muối.
  • Đun sôi lá khế với 2 lít nước.
  • Pha nước ấm với dung dịch nước lá khế.
  • Ngâm và tắm hàng ngày.

Trị viêm da cơ địa với lá trà xanh

Bên cạnh đó, tắm với lá trà xanh cũng được khuyến khích trong các mẹo chữa viêm da cơ địa. Ngoài cung cấp một loại nước uống thân quen, lá trà xanh còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu hiệu quả nhờ vào thành phần chống oxy hóa giúp bảo vệ vùng da khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

  • Rửa sạch lá trà xanh.
  • Đun sôi với 2 lít nước.
  • Cho 1 ít muối khuấy tan vào dung dịch.
  • Pha nước ấm và tắm từ 1-2/lần mỗi ngày.

Chữa viêm da cơ địa với giấm táo

Trong giấm táo có chứa axit citric, có thể ngăn ngừa tốc độ phát triển của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc ngứa da. Bên cạnh đó, giấm táo còn làm cân bằng độ pH của da, tạo nên môi trường đầy đủ cho da tự hồi phục. Bạn có thể chữa viêm da cơ địa bằng cách bôi hỗn hợp giấm táo lên vùng da bị tổn thương.

Chữa viêm da cơ địa bằng giấm táo

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng tỏi

Tỏi chứa các chất chống oxy hóa như allicin, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Không những vậy, hợp chất lưu huỳnh và các axit amin có trong tỏi còn giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da có thể hồi phục nhanh chóng sau tổn thương. Bạn nên ngâm tỏi với mật ong trong 2 tuần, mỗi lần uống 1 thìa, hai lần một ngày, hoặc giã tỏi lấy nước và đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm.

Thoa gel nha đam chữa viêm da

Nha đam nổi tiếng với khả năng làm ẩm, dịu da, cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ. Nha đam còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có thể khắc phục các tổn thương da, giảm viêm nhiễm.

  • Rửa sạch nha đam tươi, loại bỏ phần nhựa.
  • Gọt vỏ, lấy phần gel nha đam.
  • Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da viêm nhiễm.
  • Thực hiện từ 3-4 lần mỗi tuần đến khi nhận được hiệu quả.

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu dừa

Massage với dầu dừa là một thủ thuật quen thuộc của hội chăm da. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm rõ rệt, cải thiện tình trạng khô rát, nứt nẻ và giảm kích ứng trên da nhanh chóng. Sử dụng dầu dừa trong quá trình điều trị viêm da cơ địa giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và mẩn đỏ.

Trị viêm da bằng dầu dừa

  • Chuẩn bị 3 muỗng dầu dừa nguyên chất và 1 khăn sạch.
  • Thoa lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da viêm nhiễm.
  • Massage nhẹ nhàng để tinh dầu dừa thấm vào da.
  • Để khoảng 40-50 phút rồi dùng khăn lau sạch.

Lưu ý: Không nên để dầu dừa qua đêm vì tinh chất dầu gây bết dính, bít tắc lỗ chân lông và tăng nguy cơ viêm nhiễm cho da.

Chữa viêm da cơ địa với mật ong

Mật ong giúp vùng da bị viêm hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa sự tái phát. Ngoài ra, mật ong chứa vitamin E, chất chống oxy hóa và khoáng chất có khả năng giảm ngứa, kháng viêm, rất phù hợp trong việc điều trị viêm da cơ địa. Bạn có thể pha mật ong với nước uống (4-6 thìa mật ong với 200 ml nước) hoặc kết hợp mật ong với sữa chua hoặc chanh theo tỉ lệ 1:2 để bôi lên vùng da bị tổn thương.

Mẹo chữa viêm da cơ địa từ bài thuốc lá trầu không

Theo đông y, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa và tiêu thũng. Nghiên cứu cũng cho thấy lá trầu không giàu tinh dầu, chứa nhiều hoạt chất quý như Estragol và Diastase, có khả năng chống oxy hóa, giảm ngứa và kích thích tái tạo da.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

  • Chuẩn bị 10 lá trầu bánh tẻ và một thìa cà phê muối ăn.
  • Rửa sạch lá trầu, vò nát rồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Gạn nước lá trầu ra chậu, đợi cho nước nguội rồi ngâm và rửa vùng da bị viêm.
  • Phần bã lá trầu cũng có thể được đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.

Tắm bột yến mạch chữa viêm da cơ địa

Bột yến mạch chứa phenol, beta glucan và saponin (có đặc tính làm sạch tương tự xà phòng), giúp giữ ẩm cho da, giảm viêm da và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng 1 cốc bột yến mạch dạng keo (bột yến mạch mịn) pha vào bồn tắm nước ấm, khuấy đều và ngâm mình trong khoảng 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Áp dụng mẹo chườm lạnh

Khi chườm lạnh, những mạch máu tại khu vực đó sẽ đột ngột bị co lại, làm cho sự tuần hoàn tại chỗ bị giảm đi, giảm sự đâm xuyên của bạch cầu, giảm cung cấp oxy, giảm chuyển hóa. Chính nhờ những yếu tố đó sẽ làm giảm đi chất gây ngứa bị, từ đó giảm cả quá trình viêm của cơ thể. Bạn có thể bọc đá lạnh vào khăn bông rồi chườm vào vùng da bị viêm để giảm cảm giác ngứa.

Đắp lá bàng – Mẹo chữa viêm da cơ địa

Lá bàng có tính mát và thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền, đặc biệt trong việc điều trị tổn thương da do viêm da cơ địa và viêm da dị ứng. Theo nghiên cứu, lá bàng chứa một lượng lớn tannin - hoạt chất giúp làm dịu tình trạng kích ứng da, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn nước, mụn rộp và các tổn thương da do viêm da cơ địa.

Đắp lá bàng chữa viêm da cơ địa

  • Chuẩn bị một nắm lá bàng non cùng một ít muối hạt.
  • Rửa sạch nguyên liệu và ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút.
  • Vò lá bàng và đun với khoảng 1 lít nước cho đến khi nước sôi kỹ.
  • Khi nước nguội, sử dụng để ngâm và rửa vùng da bị viêm.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Uống nước lá đinh lăng

Đinh lăng được xem là một loại thảo dược của nước ta. Lá đinh lăng có vị đắng nhẹ, được dùng với công dụng giảm đau, trị viêm, giải độc và làm lành mô da hiệu quả. Nước lá đinh lăng là một bài thuốc được khuyến khích trong các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà.

  • Rửa sạch lá đinh lăng và phơi khô.
  • Cho lá đinh lăng khô cùng 3 chén nước vào ấm, sắc với lửa nhỏ đến khi còn 1 chén nước thì chắt ra.
  • Tiếp tục thêm 3 chén nước vào ấm sắc lần 2, khi cạn còn 2/3 thì chắt ra.
  • Hòa chung thuốc sau 2 lần sắc để uống trong ngày.

Lá lốt

Lá lốt chứa các chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C, flavonoid, alkaloid (hợp chất hữu cơ chứa nitơ), giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm, giảm triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm trong viêm da cơ địa. Bạn có thể giã nát lá lốt để bôi lên vết thương, phơi khô để pha nước uống thay trà, hoặc dùng một nắm lá lốt để đun nước tắm.

Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Cây sài đất chứa các hoạt chất có dược tính mạnh như flavonoid, saponin, carotenoid, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm viêm và làm dịu các vết mẩn đỏ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cây sài đất còn chứa chlorophyll (chất diệp lục cô đặc), hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự phục hồi của da. Bạn có thể sử dụng cây sài đất giã lấy nước để đắp hoặc tắm mỗi ngày một lần, đều mang lại hiệu quả tốt.

Áp dụng bài thuốc lá đu đủ

Theo Đông y, lá đu đủ có tác dụng làm mát và giảm ngứa cho da. Trong khi đó, Tây y cũng chỉ ra rằng lá đu đủ chứa các enzyme có khả năng ức chế vi khuẩn, trung hòa độc tố, giảm sưng và kháng viêm.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ

  • Chuẩn bị 100g lá đu đủ già, 100ml giấm táo và 1 củ gừng tươi.
  • Rửa sạch lá đu đủ và gừng, sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ lá đu đủ và cắt lát gừng, rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng giấm táo, đun cho đến khi cạn nước thì tắt bếp.
  • Dùng khăn xô mỏng thấm hỗn hợp này và thoa lên vùng da bị viêm để đạt hiệu quả.

Những lưu ý khi trị viêm da cơ địa

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng. Trước hết, các phương pháp điều trị trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho những phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo này.

Nhiều nguyên liệu sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa có thể gây kích ứng da, vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn cần tìm hiểu thật kỹ. Tránh chà xát hoặc gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương đang hở hoặc rỉ máu để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra, cần kết hợp điều trị với chế độ ăn uống khoa học, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, và tăng cường thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tuy những mẹo dành cho vấn đề viêm da cơ địa trên là khá hiệu quả đối với nhiều người, cũng như một số mẹo còn được lưu truyền trong dân gian, cách an toàn nhất vẫn là thăm khám với bác sĩ da liễu. Pro Skin là Phòng khám Chuyên khoa Da liễu uy tín, an toàn, với những bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất dành cho mỗi cá nhân. Đừng ngần ngại liên hệ Pro Skin để có thể giải quyết tình trạng viêm da cơ địa của mình nhé!

Trung bình: 0
Lượt đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Not rated

YỀU CẦU

Tư vấn