Vì sao mụn cóc xuất hiện ở trẻ em? Nguyên nhân do đâu mà mụn cóc ở trẻ em xuất hiện nhiều ở đa số trẻ?. Vậy điều trị mụn cóc cho trẻ có thật sự khó, ba mẹ cần biết gì khi chăm sóc cho bé, cùng Pro Skin tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nguyên nhân mụn cóc xuất hiện ở trẻ em
Ba mẹ chắc chắn sẽ mong muốn tìm được nguyên nhân vì sao mụn cóc lại hình thành ở trẻ nhỏ. Nhưng trước hết, hãy cùng Pro Skin tìm hiểu về một số thông tin của mụn cóc để hiểu rõ hơn về căn bệnh da liễu này. Mụn cóc ở trẻ tuy không phải là một bệnh da liễu gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ, tuy nhiên chúng gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Theo các chuyên gia, mụn cóc được hình thành do virus HPV gây ra. Thực tế, bệnh da liễu này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do trẻ em chưa tự có ý thức giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân hằng ngày nên có nguy cơ cao bị loại virus này tấn công. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường hay có thói quen đi chân đất cũng có nguy cơ cao bị virus HPV tấn công. Đa số trẻ sẽ mắc các mụn cóc thông thường, một số mụn cóc ở trẻ em mà ba mẹ cần lưu ý:
-
Mụn cóc ở tay: Phần lớn trẻ em sẽ bị mụn cóc ở tay hoặc móc tay do trong quá trình khám phá thế giới, trẻ em có xu hướng cầm nắm rất nhiều đồ vật, hay trong quá trình chơi đùa trẻ cũng có thể tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh. Biểu hiện ban đầu là mụn cóc có dạng hình mái vòm, đụng vào khá cứng và khô, có thể gây ngứa ở một số trường hợp gây khó chịu cho trẻ. Ba mẹ cần thường xuyên kiểm tra các bé nhé.
-
Mụn cóc ở lòng bàn chân: Vị trí thứ 2 mà trẻ em rất dễ bị mụn cóc đó chính là chân cụ thể là lòng bàn chân. Đây là nơi tiếp xúc với mặt đất, giày dép, vớ… tuy nhiên, mụn cóc mọc ở vị trí này có thể khiến các bé cảm thấy đau và khó chịu vì đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đất. Mụn cóc ở lòng bàn chân làm cho da xung quanh cứng hơn và có nhiều đốm đen xung quanh. a mẹ nên chủ động theo dõi con cái của họ nếu họ phát hiện ra các dấu hiệu mụn cóc như đã nêu trên và đưa chúng đi điều trị ngay lập tức.
Mụn cóc ở trẻ em có lây lan không?
Chắc hẳn đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Câu trả lời là mụn cóc có lây lan.
-
Đa phần trẻ nhỏ thường hay cầm, nắm, hoặc khám phá môi trường xung quanh nên có khả năng tiếp xúc hoặc đụng với mụn cóc của người khác nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Việc chạm vào mụn cóc trực tiếp từ người mắc bệnh, có nguy cơ cao làm lây lan căn bệnh về da này.
-
Ngoài ra, vì trẻ em gãi mụn cóc khiến chúng vỡ ra, nên các nốt mụn cóc có khả năng lây lan trên cơ thể của chúng. Do đó, virus tiếp tục di chuyển đến các khu vực da khác, đặc biệt là những khu vực da nhạy cảm và có vết thương hở.
Làm sao để ngăn chặn mụn cóc ở trẻ em?
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, đa số trẻ em ở độ tuổi từ sơ sinh đến 10 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc mụn cóc. Có hơn 60% mụn cóc sẽ tự biến mất sau 1-2 năm, vì thế ba mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi tình trạng mụn cóc ở trẻ em. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể chủ động ngăn chặn mụn cóc bằng một số biện pháp thực hiện tại nhà như:
-
Hạn chế cho trẻ cắn móng tay
Vi rút có khả năng xâm nhập vào các vùng da bị tổn thương, chẳng hạn như đứt, trầy xước hoặc nứt nẻ. Do đó, bạn có thể giảm nguy cơ bị mụn cóc ở trẻ em bằng cách ngăn không cho trẻ cắn móng tay và làm tổn thương da xung quanh.
-
Không bóc mụn cóc
Trẻ em có xu hướng bóc mụn cóc, việc này khiến mụn cóc có nguy cơ vỡ, chảy máu làm tăng khả năng lây lan sang những vùng da khỏe mạnh của trẻ. Việc này còn có nguy cơ khiến mụn cóc nhiễm khuẩn, làm nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vì thế, ba mẹ cần bảo vệ những vùng da này bằng cách dán băng cá nhân, hoặc sử dụng băng gạc y tế để bảo vệ.
-
Giữ cho tay, chân khô ráo
Ở điều kiện ẩm ướt, virus HPV sẽ dễ sinh sôi và tấn công. Ba mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên thay vớ, không để trẻ đi dép ướt, giày ướt vì sẽ tạo điều kiện để virus HPV tấn công, việc giữ tay chân bé khô ráo còn giúp ba mẹ dễ kiểm soát bệnh của trẻ hơn.
-
Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Tránh chải, cắt, chà hoặc cạo vùng da bị mụn cóc vì những hành động này có thể lây lan virus. Nếu ba mẹ hoặc trẻ em lỡ chạm vào chúng, hãy rửa tay thật sạch. Sử dụng đồ cắt móng tay cho những vùng da bị bệnh riêng, tránh trường hợp lây mụn cóc sang vùng da khỏe mạnh của bé.
-
Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân
Việc sử dụng riêng đồ dùng cá nhân cho trẻ ngay từ nhỏ giúp ba mẹ bảo vệ bé khỏi những bệnh về da khác không chỉ mụn cóc. Đồ dùng cá nhân là những vật dụng mang nhiều mầm bệnh về da có thể lây nhiễm nhất. Ba mẹ cần chú ý chăm sóc và bảo vệ bé từ những vật dụng nhỏ nhất nhé.
Mụn cóc ở trẻ em tưởng chừng như là một căn bệnh da liễu vô hại, nhưng chúng có nguy cơ ảnh hưởng về mặt sức khỏe cho bé, gây ngứa ngáy khó chịu khiến cho bé thường quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn. Vì thế, để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời ba mẹ cần quan sát, theo dõi bé và những biểu hiện của bệnh về da này nha. Dưới đây là một số thông tin mà các ba mẹ không nên bỏ qua.
-
Có khoảng hơn 10% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời.
-
10 - 16 tuổi là độ tuổi có nguy cơ bị mụn cóc cao nhất
-
Mụn cóc là bệnh da liễu lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
-
Mụn cóc có khả năng “nhảy” từ vùng da đang bị mụn cóc sang vùng da lân cận
-
Mụn cóc là bệnh về da có tính lây lan từ người bệnh sang người khác cao.
-
Mụn cóc có thể tự mất đi từ 1-2 năm (đối với trẻ nhỏ)
-
Bé gái có nguy cơ mắc mụn cóc cao hơn so với các bé trai (do sức đề kháng của các bé gái yếu hơn)
Phương pháp điều trị mụn cóc ở trẻ em
Hầu hết, các trường hợp mụn cóc ở trẻ nhỏ ba mẹ không cần can thiệp quá nhiều vì có đến 60% mụn cóc sẽ tự biến mất sau vài tháng hoặc từ 1-2 năm. Trừ các trường hợp mụn cóc xuất hiện trên mặt hoặc những bộ phận nhạy cảm thì ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hiện nay còn có một số phương pháp can thiệp giúp quá trình điều trị mụn cóc hiệu quả hơn, an toàn hơn như:
-
Sử dụng thuốc bôi
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi chứa axit salicylic, giúp vi rút HPV tiêu diệt nó bằng cách tiếp cận sâu bên trong mụn cóc. Bôi thuốc trực tiếp lên mụn cóc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Mất vài tuần để mụn cóc biến mất. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bôi có chứa Imiquimod, chẳng hạn như podofilox, giúp mụn cóc tự bong ra. Ba mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám tại các phòng khám da liễu, bệnh viện da liễu để được các bác sĩ hướng dẫn cũng như thăm khám và kê đơn nhằm tránh tình trạng dị ứng, kích ứng thuốc cho bé.
-
Phương pháp làm lạnh bằng Nitơ
Khí nitơ đóng băng mụn cóc khi nó hạ xuống nhiệt độ 196 độ C. Liệu pháp này không nên thực hiện tại nhà mà không có sự giám sát của bác sĩ. Ngoài ra, liệu trình có thể kéo dài mỗi đợt trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn.
-
Phương pháp đốt điện
Do kích thước nhỏ của mụn cóc ở các vị trí như kẽ ngón tay hoặc mụn cóc ở tay, đốt điện thường được sử dụng để đốt các vị trí này. Loại bỏ mụn cóc ở tay là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và kinh tế. Tuy nhiên, việc chăm sóc vết thương cho bé ba mẹ phải cẩn thận hơn so với các phương pháp khác để tránh nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành thương. Đây được coi là một trong những phương pháp đốt mụn cóc phổ biến nhất.
-
Phương pháp sử dụng laser Fractional CO2
Với việc sử dụng Laser Co2 Fractional tiên tiến, đây cũng là công nghệ laser hiện đại nhất sử dụng bóng RF được sử dụng nhiều trong y tế. Phương pháp này rất nhanh và hiệu quả được rất nhiều bác sĩ tin dùng trong liệu trình điều trị mụn cóc ngày nay. Ngoài hiệu quả đáng mong đợi, liệu pháp này có ưu điểm nổi bật là laser co2 fractional, giúp điều trị mụn cóc mà không tổn hại đến da xung quanh và có khả năng phục hồi nhanh chóng.
Ba mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở phòng khám da liễu uy tín trước khi đưa bé đến thăm khám và điều trị nha. Vì có nhiều phòng khám da liễu trái phép, và nhân lực không có bằng cấp cũng như không đủ chuyên môn điều trị khiến cho nhiều bệnh nhân không những không điều trị được mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề “tiền mất tật mang". Phụ huynh nếu nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường ở trẻ như mụn cóc bị chảy máu, vỡ, hay lây lan nhanh thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để được kịp thời thăm khám và điều trị nhé.
Mọi thắc mắc về dịch vụ điều trị mụn cóc chuẩn y khoa tại Pro Skin xin vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Tại Pro Skin, chỉ với 100.000 VNĐ phí khám bệnh bạn sẽ được bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, hằng tháng Pro Skin có rất nhiều chương trình ưu đãi đang chờ bạn nữa, đặt lịch hẹn với Pro Skin ngay hôm nay nha.